Tendonitis disease

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn
Bệnh Lý Viêm Bao Gân

1. GENERAL OBJECTIVES

Gân là một loại mô liên kết, nối cơ bắp với xương. Chúng giúp kiểm soát các hành động như chạy, nhảy, cầm nắm và nâng đỡ. Bên ngoài gân có một lớp bảo vệ được gọi là bao hoạt dịch gân. Vai trò của lớp bao là tiết ra hoạt dịch để giữ cho gân hoạt động trơn tru. Các tổn thương ở gân có thể khiến cho lớp bao hoạt dịch gân gặp vấn đề. Khi đó, hoạt dịch không được tạo ra hoặc tạo ra không đủ lượng cần thiết, gây ra viêm và sưng màng bao này. Tình trạng đó được gọi là viêm bao gân. Tùy theo vị trí bị viêm mà tình trạng này được gọi tên tương ứng, như viêm bao gân cổ tay, viêm bao gân ngón tay,…

Có hai loại viêm bao gân chính là: viêm bao gân duỗi dạng (hội chứng De Quervain), viêm bao gân gấp ngón tay còn gọi là ngón tay lò xo.

2. NGUYÊN NHÂN

  • Tự miễn: viêm khớp dạng nến, viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn hệ thống: đái tháo đường, gout, bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate, bệnh lý tuyến giáp,…
  • Thoái hóa mạn tính
  • Infection
  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do vận động quá mức, bệnh nghề nghiệp.

3. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BỆNH

  • Hầu hết gân được bao một phần bởi bao gân, một số gân không có bao gân như gân gót
  • Gân chạy trong một đường hầm xơ xương nằm trên vỏ xương được bao bọc bởi cấu trúc như ròng rọc và mạc
  • Viêm bao gân là một hiện tượng do sự nở rộng của gân gấp so với mạc ròng rọc của nó, dẫn đến tình trạng hẹp khi gân trượt qua gây đau, khóa khớp 
  • Viêm hẹp ở khớp đốt bàn ngón tay gọi là ngón tay lò xo hoặc ngón tay cò súng. Viêm hẹp gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái gọi là viêm bao gân De Quervain (hoặc gọi tắt là viêm bao gân duỗi dạng)
  • Bất kể nguyên nhân, cơ chế của viêm bao gân vẫn là các phản ứng viêm tại gân và bao gân. Mủ, phức hợp miễn dịch, các tinh thể lắng đọng ảnh hưởng đến màng gân, gân gây viêm và dày lên của gân.

4. CHẨN ĐOÁN

Các triệu chứng sớm của viêm bao gân gồm:

  • Sưng khớp, đau các khớp
  • Ấn đau vùng bao gân
  • Đỏ vùng da bị tổn thương
  • Cộm dưới da vùng bao gân tổn thương – Sốt trong trường hợp nhiễm trùng.

Các triệu chứng muộn thường ảnh hưởng đến vận động khớp như:

  • Ngón tay cò súng
  • Tiếng bật khi vận động ngón tay
  • Cứng khớp trong các trường hợp nặng hơn.
Picture12
Figure 9.1. Ngón tay cò súng
(Nguồn: Khoa Ngoại Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM)

Phân độ ngón tay cò súng:

  • Độ 1: Ngón tay cò súng không thường xuyên
  • Độ 2: Ngón tay cò súng bệnh nhân có thể tự khắc phục
  • Độ 3: Bệnh nhân không thể khắc phục, bị khóa khớp tại vị trí duỗi hoặc gấp ngón tay
  • Độ 4: Ngón tay cò súng với joint contracture liên đốt xa

Nghiệm pháp Finkelstein: dương tính gợi ý viêm bao gân duỗi dạng.

  • Bệnh nhân nắm tay thành nắm đấm, để ngón cái trong lòng bàn tay, đưa bàn tay nghiêng trụ, nếu đau mặt quay cổ tay là dương tính.
Picture13
Figure 9.2. Nghiệm pháp Fin Kelstein. Nguồn: https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/ de-quervains-tendinosis/

 Cận lâm sàng:

  • X-quang có thể phát hiện tình trạng lắng đọng acid uric, tình trạng thoái hóa khớp
  • Siêu âm có thể dày dính bao gân, tụ dịch bao gân
  • Các xét nghiệm máu có thể phát hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm khớp,… – MRI đánh giá rõ hơn về tình trạng mô mềm tổn thương.

5. ĐIỀU TRỊ

For viêm gân do nhiễm trùng cần điều trị tình trạng nhiễm trùng, phẫu thuật khi cần thiết.

Đối với viêm gân vô khuẩn:

  • Chườm đá, kê cao tay
  • Sử dụng kháng viêm NSAID đường uống hoặc corticoid tiêm bao gân nếu không đáp ứng với thuốc uống
  • Nẹp cố định tư thế không đau

Nẹp, hạn chế hoạt động, NSAID, corticoid cho kết quả điều trị khả quan trên 50% số ca mắc

Đối với bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn, phẫu thuật giải phóng bao gân mang lại hiệu quả thành công hơn 90%.

Picture14
Hình 9.3. Hình ảnh sau giải phóng bao gân duỗi dạng với gân lộ rõ
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=1FG3I65rH-4, trích dẫn 20/10/2022)
  1.  

References

  1. Evan Watts MD (2021), “De Quervain’s Tenosynovitis”, https://www.orthobullets.com/hand/6026/ de-quervains-tenosynovitis.
  2. Richard Yoon MD (2022), “Pyogenic Flexor Tenosynovitis”, https://www.orthobullets.com/ hand/6105/pyogenic-flexor-tenosynovitis.
  3. George Ray; Darren P. Sandean; Michael A. Tall (2022), Tenosynovitis, https://www.ncbi.nlm.

nih.gov/books/NBK544324/.

0 0 votes
Rate Articles
Subscribe
Notify of
guest

0 Feedback
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments