U hạt tophi ở bệnh nhân gout

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn
U Hạt Tophi ở Bệnh Nhân Gout

1. GENERAL OBJECTIVES

Bệnh gout là một dạng arthritis đau đớn xảy khi có quá nhiều acid uric tích tụ bên trong cơ thể do tình trạng tăng acid uric máu. Phần lớn acid uric trong cơ thể được tổng hợp tự nhiên, còn lại là sản phẩm của quá trình phân giải purin đến từ thực phẩm giàu đạm. Thận đóng vai trò điều chỉnh nồng độ acid uric bằng cách lọc thải hợp chất này ra khỏi máu, nếu thận không thể lọc hết hoặc cơ thể sản sinh quá nhiều, tình trạng tăng acid uric máu sẽ xảy ra. Khi đó, một lượng acid uric sẽ rời khỏi máu và bắt đầu lắng đọng ở dạng muối urat thành tinh thể sắc nhọn ở khớp và mô mềm xung quanh, đồng thời gây viêm tại đây. Trong nhiều năm, số lượng tinh thể ngày càng tăng sẽ hình thành nên các hạt tophi. Các hạt tophi sẽ xuất hiện và phát triển vào giai đoạn cuối của gout.

Picture17
Hình 21.1. Sự lắng đọng của tinh thể urat hình thành hạt tophi. Nguồn: BSCKII. Châu Trần Phương Tuyến, Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh gout, Chương trình đào tạo liên tục 2019 của Hội Thấp khớp học TP. Hồ Chí Minh

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HẠT TOPHI

Hạt tophi có thể hình thành tại mọi khớp, nhưng thường gặp ở các khớp bàn chân, khớp bàn tay, cổ tay, knee joint. Cụ thể acid uric thường tích tụ và hình thành hạt tophi ở các mô gân liên khớp và cơ, sụn quanh khớp, màng hoạt dịch, dây chằng, túi hoạt dịch.

Picture1
Hình 21.2. Hạt tophi ở khớp ngón tay (Nguồn: PGS.TS.BS. Nguyễn Đình Khoa, Cập nhật điều trị gout: khuyến cáo điều trị ACR 2020, Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020 của Hội Thấp khớp học TP. HCM)
Picture2
Hình 21.3. Hình ảnh cắt ngang u hạt tophi ở ngón tay với các tinh thể trắng ngà. Nguồn: Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM

Hạt tophi có thể sờ thấy dễ dàng dưới da trên các khớp, hình dạng tròn hoặc oval, số lượng từ một đến nhiều hạt, kích thước có thể phát triển lớn đến hơn 10 cm. Bên trong thường chứa dịch lỏng, sệt, màu trắng ngà, có nhiều tinh thể rắn giống bã đậu.

Picture3
Hình 21.4. Hạt tophi sưng đỏ trong cơn gout cấp. Nguồn: PGS.TS.BS. Nguyễn Đình Khoa, Cập nhật điều trị gout: khuyến cáo điều trị ACR 2020, Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020 của Hội Thấp khớp học TP. HCM

Hạt tophi không kiểm soát tốt có thể gây nhiễm trùng nặng, chèn ép thần kinh gây đau, tê yếu, gây suy thận do acid uric, có thể gây biến dạng khớp, phá hủy sụn khớp.

Picture4
Hình  21.5. Hạt tophi vỡ gây nhiễm trùng. Nguồn: Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viên Thống Nhất TP. HCM

3. CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG KHỚP DO U HẠT TOPHI

Có thể dễ dàng chẩn đoán hạt tophi qua khám lâm sàng.

X-ray có thể đánh giá sơ bộ tổn thương xương khớp của hạt tophi.

Picture5
Hình 21.6. Hình ảnh hạt tophi với đậm độ đồng nhất, bờ rõ ràng trên phim X-quang. Nguồn: Dr. Bahman Rasuli, “Gout-feet”, https://radiopaedia.org/cases/gout-feet, trích dẫn 20/10/2022
Picture6
Hình 21.7. Hình ảnh hủy khớp do u hạt tophi. Nguồn: Fiona M McQueen, Anthony Doyle & Nicola Dalbeth, “Imaging in gout – What can we learn from MRI, CT, DECT and US?”, https://arthritis-research.biomedcentral.com/articles/10.1186/ar3489, trích dẫn 20/10/2022

4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

4.1 Đối với hạt tophi nhỏ

Sử dụng thuốc nhóm ức chế tổng hợp acid uric (allopurinol, febuxostat,…) trong gout mạn tính. Sử dụng các thuốc colchicin, giảm đau NSAIDs, corticoid trong cơn gout cấp giúp giảm nhanh triệu chứng viêm, sưng, nóng, đau.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: hạn chế các thực phẩm nhiều đạm, rượu bia, tập thể dục, duy trì trọng lượng cơ thể cân đối.

4.2 Đối với các hạt tophi lớn

Ngoài các phương pháp trên, mổ cắt hạt tophi có thể được cân nhắc. Các trường hợp có thể cắt hạt tophi bao gồm:

  • Không đáp ứng với giảm đau
  • Người bệnh muốn cắt do mất thẩm mỹ
  • Hạt tophi vỡ gây rỉ dịch, nhiễm trùng
  • Suy giảm chức năng thận
  • Suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống do gout
  • Chèn ép thần kinh
  • Xương khớp bị hủy gây hạn chế vận động khớp.
Picture7
Hình 21.8. Mổ cắt hạt tophi ngón chân. Nguồn: Dr. Leo Krawetz, “Gout Surgery Removing Gout
Crystals”, https://www.youtube.com/watch?v=8b5MTYpudsA, trích dẫn 20/10/2022

References

  1. Nguyễn Đình Khoa (2020). Cập nhật điều trị gout: khuyến cáo điều trị ACR 2020, Hội nghị khoa học thường niên năm 2020 của Hội Thấp khớp học TP. HCM
  2. Châu Trần Phương Tuyến (2019). Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh gout, Chương trình đào tạo liên tục 2019 của Hội Thấp khớp học TP. HCM
  3. Dalbeth N, Stamp L. (2014). Hyperuricemia and gout: time for a new staging system?
  4. Smith E, Hoy D, Cross M (2014). The global burden of gout: estimates from the Global Burden of Disease.
  5. Kumar S, Gow P. A (2002). A survey of indications, results and complications of surgery for tophaceous gout.
  6. https://arthritis-research.biomedcentral.com/
  7. https://radiopaedia.org/articles/gout.
0 0 votes
Rate Articles
Subscribe
Notify of
guest

0 Feedback
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments