I. HÀNH CHÍNH:
– Họ và tên: VŨ THỊ T.
– Giới tính: Nữ
– Năm sinh: 1945 Tuổi: 79
– Dân tộc: Kinh
– Địa chỉ: 135/47/142, Đường Gò Xoài, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
– Nghề nghiệp: Nội trợ
– Ngày giờ vào viện: 09 giờ 06 phút, ngày 04/09/2024
– Ngày giờ làm bệnh án: 20 giờ 00 phút, ngày 06/09/2024
II. LÝ DO VÀO VIỆN: Đau hông (P) kèm hạn chế vận động háng (P)
III. BỆNH SỬ:
Bệnh nhân khai, cách nhập viện khoảng 04 giờ khi bệnh nhân đang sinh hoạt tại nhà thì trượt chân (P), vùng hông (P) va đập trực tiếp vào chân bàn, tư thế đùi dạng. Sau đó bệnh tự đứng lên và tiếp tục bị ngã va đập trực tiếp mông (P) xuống nền cứng, không xay xát da, không va chạm phần đầu. Sau ngã bệnh nhân tỉnh và than đau nhiều vùng hông và mông (P), hạn chế vận động khớp háng (P), bệnh nhân cảm giác đau chói vùng hông (P) khi đứng trụ chân (P), sưng nề 1/3 trên đùi (P).
Tại nhà bệnh nhân không xử trí gì và được người thân đưa đến khám tại BV Quận Tân Phú, chụp X – quang, được chẩn đoán: Gãy liên mấu chuyển xương đùi (P) và xử trí nẹp cố định đùi cẳng bàn chân chống xoay (P) sau đó chuyển đến BV Thống Nhất tiếp tục điều trị.
Trong quá trình bệnh, bệnh nhân không đau đầu, buồn nôn, không nôn, không đau ngực khó thở, không đau bụng, không yếu liệt chi, không nói khó, tiêu tiểu tự chủ.
Tình trạng lúc nhập viện:
– Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
– Than đau vùng hông và mông (P) nhiều (VAS 8/10) , hạn chế vận động khớp háng (P), bàn chân (P) đỗ ngoài, bàn tay và bàn chân hai bên đều ấm, hồng.
– Sưng nề 1/3 trên xương đùi
– Chụp X-quang tại tuyến dưới cho kết quả: Gãy liên mấu chuyển xương đùi → chuyển lên khoa CTCH lúc 09h45.
Diễn tiến bệnh phòng:
Ngày 01 (04/09/2024): Bệnh nhân tỉnh, nẹp đùi chân (P), than đau nhiều vùng hông và mông (P), sưng nề vùng 1/3 trên đùi (P), vận động chân (P) đau chói, ăn uống được, tiểu vàng trong không gắt, buốt, nước tiểu không cặn lắng. Bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm tiền phẫu, x-quang khớp háng thẳng – nghiêng, đo mật độ xương, kết quả đường máu 11.6 mmol/L và được xử trí Paracetamol 1g/100ml 02 chai TTM C g/p, Lovenox 4000UI anti-xa/0,4 ml 01 bơm tiêm TDD 1A.
Ngày 02 ( 05/09/2024): Bệnh nhân tỉnh, không sốt, giảm đau vùng hông và mông (P), sưng bầm 1/3 trên đùi (P), hạn chế di động chân (P), ăn uống được. Bệnh nhân có truyền 02 đơn vị 350ml máu toàn phần, trước và sau truyền máu bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, khoảng 11 giờ bệnh nhân tỉnh, than đau đầu, đo HA: 190/100 mmHg được xử trí captoril 01 viên (ngậm dưới lưỡi), 16 giờ cùng ngày, bệnh nhân đau đầu nhiều, không chóng mặt, không khó thở, chi ấm, huyết áp đo được HA: 215/90 mmHg xử trí Nicardipin 10mg/ml 02 ống (bơm tiêm điện) 03ml/h.
Ngày 03 ( 06/09/2024): Bệnh nhân tỉnh, không sốt, giảm đau vùng hông và mông (P), sưng bầm tím 1/3 trên đùi (P), hạn chế di động chân (P), ăn uống được, không tiểu được, đặt sonde tiểu lúc 17 giờ, nước tiểu vàng trong, không cặn lắng. Được chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, soi cặn lắng, forritin nước tiểu, sắt TP.
IV. TIỀN SỬ:
1. Tiền sử bản thân:
a. Tiền sử nội khoa:
– Tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị cách đây hơn 10 năm, tuân thủ điều trị thuốc theo toa của Bác sĩ BV Quận Tân Phú. Huyết áp tâm thu cao nhất ghi nhận là 200 mmHg và huyết áp tâm thu bệnh nhân thấy dễ chịu là 130 mmHg.
– Bệnh thận mạn giai đoạn IV được chẩn đoán cách đây khoảng 6 tháng tại BV Trưng Vương không ghi nhận có điều trị
b. Tiền sử ngoại khoa: Phẫu thuật u xơ tử cung cách đây khoảng 20 năm tại BV Thống Nhất, phương pháp phẫu thuật mổ mở
c. Tiền sử sản khoa:
– Mãn kinh năm 40 tuổi.
– PARA: 1001
d. Dị ứng: Chưa ghi nhận tiền căn dị ứng với thức ăn, nước uống, thuốc điều trị.
e. Thói quen sinh hoạt: vận động nhẹ, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
2. Tiền sử gia đình: chưa ghi nhận bệnh lí liên quan.
V. LƯỢC QUA CÁC CƠ QUAN
– Hô hấp : không khó thở, không ho.
– Tim mạch: không đau ngực, không hồi hộp đánh trống ngực.
– Tiêu hoá : không đau bụng , không buồn nôn hay nôn.
– Tiết niệu : bí tiểu, đặt sonde tiểu, nước tiểu vàng trong.
– Thần kinh : đau vùng trán, không chóng mặt , không nhìn mờ , không yếu liệt.
– Cơ xương khớp : đau vùng hông và mông (P) , hạn chế vận động khớp háng (P).
VI. KHÁM LÂM SÀNG: 18 giờ 10 phút, 06/09/2024
1. Tổng quát:
– Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
– Da niêm mạc hồng nhạt
– Củng mạc mắt không vàng
– Lông tóc móng không dễ gãy rụng, móng còn độ cong sinh lý
– Không phù
– Không dấu mất nước
– Tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ chạm
– Mạch quay và mạch mu chân đều rõ hai bên, CRT<2s
– Cân nặng= 60 kg, chiều cao= 156 cm → BMI = 22,26 kg/m2, thể trạng bình thường theo (IDI & WPRO)
– Sinh hiệu:
Mạch: 75 lần/phút
Nhiệt độ: 37 0C
Huyết áp: 150/80 mm/Hg
Nhịp thở: 18 lần/phút
2. Khám hệ cơ quan:
a. Hệ tim mạch:
– Lồng ngực cân đối, di động đều theo nhịp thở, không u, không sẹo, không sao mạch, không tuần hoàn bàng hệ.
– Không ổ đập bất thường.
– Mỏm tim ở khoang liên sườn IV đường trung đòn trái, diện đập 1x2cm.
– Harzer (-), rung miêu (-), dấu nảy trước ngực (-).
– T1, T2 đều rõ, không âm thổi.
b. Hệ hô hấp:
– Lồng ngực cân đối, không co kéo cơ hô hấp phụ, không u, không sẹo mổ cũ.
– Rung thanh đều hai bên.
– Gõ trong.
– Rì rào phế nang êm dịu hai phế trường, không nghe ran bệnh lí.
c. Hệ tiêu hóa:
– Bụng cân đối, di động đều theo nhịp thở, không u cục, sẹo mổ vùng hạ vị kích thước # 8×0,5cm.
– Nhu động ruột 12 lần/2p, không âm thổi động mạch chủ bụng.
– Bụng gõ trong.
– Bụng mềm, gan lách không sờ chạm.
– Không điểm đau khu trú.
d. Hệ tiết niệu
– Vùng hố thắt lưng không u, không sẹo , vùng hông lưng (P) có mảng bầm tím.
– Chạm thận (-)
– Cầu bàng quang (-)
– Không điểm đau niệu quản trên và giữa 02 bên.
e. Hệ thần kinh:
– Cổ mềm
– Không dấu thần kinh định vị, không dấu run vẫy.
f. Hệ cơ xương khớp
– Nhìn:
Bệnh nhân nằm trên giường, đang nẹp đùi cẳng bàn chân (P) chống xoay, tháo nẹp đánh giá:
+ Không có vết thương da, không xây xát da, không bóng nước, các ngón chân hồng 2 bên chân
+ Chân (P) xoay ngoài.
+ Chân (P) ngắn hơn chân (T) #4cm.
+ Vùng 1/3 trên đùi (P) sưng, bầm tím
+ Hạn chế khép dạng đùi (P)
– Sờ
+ Sờ chi ấm, bắt mạch mu chân và mạch khoèo đều, rõ hai bên chân.
+ Cảm giác 02 bên chân còn, không tê.
+ Không ghi nhận hõm khớp rỗng, dấu lò xo (bệnh nhân đau nhiều không khám đánh giá được)
+ Sức cơ chân (P) 4/5, chân (T) 5/5
+ Trương lực cơ:
Độ chắc: hai bên chân đều nhau
Độ doãi: không đánh giá được do bệnh nhân đau
Độ ve vẫy: không đánh giá được do bệnh nhân đau.
+ Điểm đầu trên xương đùi (P) ấn đau chói, ấn vùng tam giác Scarpa (P) đau
– Đo:
+ Chiều dài xương đùi tương đối (gai chậu trước trên – mỏm trên lồi cầu ngoài): Chân (T) 42cm – chân (P) 39cm
+ Chiều dài xương đùi tuyệt đối (mấu chuyển lớn – mỏm trên lồi cầu ngoài): Chân (T) 38cm – chân (P) 35cm
+ Chu vi (cách gai chậu trước trên 15 cm):
Chân (P) 62cm, chân (T) 41cm
– Khám vận động khớp háng (T): không giới hạn vận động
– Khám vận động khớp háng (P):gấp – duỗi không khám được, dạng – khép, xoay trong – xoay ngoài bệnh nhân không thực hiện được do đau.
g. Khám các cơ quan khác: chưa ghi nhận có bất thường.
VI. TÓM TẮT BỆNH ÁN
BN nữ, 79 tuổi vào viện vì đau vùng hông (P) ngày 3 do TNSH. Qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng ghi nhận:
– Triệu chứng cơ năng:
+ Đau vùng hông và mông (P) ( VAS 8/10).
+ Sưng bầm tím vùng bẹn – đùi (P)
+ Bí tiểu, đã đặt sonde tiểu.
– Triệu chứng thực thể:
+ Niêm hồng nhạt
+ Không vết thương, xây xát hai bên chân.
+ Chân (P) biến dạng xoay ngoài, sưng bầm tím 1/3 trên xương đùi (P).
+ Chiều dài chân (P) ngắn hơn chiều dài chân (T) #4cm
+ Chân ấm, mạch khoeo, mu chân (P) bắt rõ, không tê.
+ Ấn đau chói đầu trên xương đùi (P), ấn đau vùng tam giác Scarpa (P)
+ Chu vi đùi (P) lớn hơn đùi (T).
+ Vận động hạn chế gấp – duỗi, dạng – khép, xoay trong – xoay ngoài hông (P
– Tiền sử: Tăng huyết áp chẩn đoán và điều trị.
Bệnh thận mạn giai đoạn IV không điều trị.
U xơ tử cung đã phẫu thuật.
VII. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dấu hiệu gãy đầu trên xương đùi (P).
Hội chứng thiếu máu mạn
Osteoporosis
Tiền căn: tăng huyết áp, bệnh thận mạn giai đoạn IV, u xơ tử cung đã phẫu thuật.
VIII. CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
– Chẩn đoán sơ bộ: Gãy kín liên mấu chuyển xương đùi (P) ngày 3 do TNSH, chưa ghi nhận biến chứng – Thiếu máu mạn/ Tăng huyết áp độ III theo ESC/ESH 2018- Bệnh thận mạn giai đoạn IV – U xơ tử cung đã phẫu thuật
– Chẩn đoán phân biệt:
Gãy kín cổ xương đùi (P) ngày 03 do TNSH, chưa ghi nhận biến chứng – Thiếu máu mạn/ Tăng huyết áp độ III theo ESC/ESH 2018 – Bệnh thận mạn giai đoạn IV – U xơ tử cung đã phẫu thuật.
Trật khớp háng (P) ngày 03 do TNSH, chưa ghi nhận biến chứng – Thiếu máu mạn/ Tăng huyết áp độ III theo ESC/ESH 2018 – Bệnh thận mạn giai đoạn IV – U xơ tử cung đã phẫu thuật
IX. BIỆN LUẬN LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ, 79 tuổi nhập viện vì đau và hạn chế vận động vùng hông (P) sau tai nạn sinh hoạt. Bệnh nhân này có gãy xương đùi với cơ chế chấn thương trực tiếp ngã đập vùng mông (P) xuống nền cứng, tư thế đùi dạng, sau ngã có đau vùng hông và mông (P), khớp háng (P) bị hạn chế vận động.Ngoài ra trên bệnh nhân có các triệu chứng của dấu hiệu chắc chắc gãy xương đùi (P) gồm: chân (P) biến dạng xoay ngoài, chi (P) ngắn hơn chi (T). Đồng thời có kèm các triệu chứng của dấu hiệu không chắc chắc gãy xương như: sưng bầm tím 1/3 vùng trên đùi (P), ấn đau chói đầu trên xương đùi (P)và vùng tam giác Scarpa .Nghĩ đến gãy kín vì sau tai nạn không thấy đầu xương gãy xuyên da thông với bên ngoài hay váng mỡ thông ra ngoài.
Khám ghi nhận bệnh nhân có đau vùng hông và mông (P), hạn chế vận động khớp háng (P), chân (P) xoay ngoài, ấn đau chói đầu trên xương đùi, sưng nề bầm tím 1/3 trên đùi (P) và dấu hiệu bầm tím lan rộng do vùng liên mấu chuyển có nhiều mạch máu nuôi nên khi tổn thương vị trí này sẽ đồng thời thương tổn đến nhiều mạch máu dẫn đến xuất huyết và tụ máu lượng nhiều và hình thành vết bầm tím ngày càng lan rộng, chiều dài tuyệt đối xương đùi (P) ngắn hơn xương đùi (T) nên nghĩ nhiều đến gãy liên mấu chuyển, tuy nhiên ấn vùng tam giác Scarpa bệnh nhân đau nên không loại trừ gãy cổ xương đùi.Nghĩ ít hơn đến trật khớp háng vì khám lâm sàng không ghi nhận có hõm khớp rỗng để chẩn đoán phân biệt cần đề nghị cận lâm sàng X – quang xương đùi (P) thẳng – nghiêng và X- quang khung chậu thẳng.
Hiện tại bệnh ngày 03 chưa ghi nhận có các biến chứng:
– Sốc chấn thương ít nghĩ vì bệnh nhân có HA: 150/80 mmHg, mạch 75 l/p và chỉ số sốc CSC:0,9375<1, niêm hồng nhạt, tay chân ấm, CRT<2s.
– Biến chứng chèn ép khoang do bệnh nhân giảm đau, không tê, bệnh không có cảm giác căng cứng (liệt), bắt mạch mu chân, mạch khoe 02 bên đều rõ không yếu hay giảm, chi hồng không tái nhạt, tuy nhiên vẫn cần theo dõi vì biến chứng này có thể xảy ra kéo dài đến 6 ngày sau chấn thương.
– Các biến chứng thuyên tắc mạch máu do mỡ và biến chứng thần kinh ít nghĩ đến do đầu ngón chi bệnh nhân ấm, không tê, cảm giác nông sâu còn, bắt mạch khoeo – mạch mu chân (P) bệnh nhân còn rõ.
– Khám 02 chân ghi nhận không có nốt phỏng nước, đầu chi không sưng nề => không rối loạn dinh dưỡng
Bệnh nhân này có tình trạng thiếu máu mạn tính vì lâm sàng khám thấy niêm bệnh nhân hồng nhạt, tiền sử bệnh thận mạn giai đoạn IV=> Cần đề nghị cận lâm sàng tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để đánh giá.
Bệnh nhân là nữ giới, cao tuổi, mãn kinh và có tiền sử bệnh thận mạn giai đoạn IV là các yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở bệnh nhân này => Đo mật độ xương
Bệnh nhân có tình trạng bí tiểu và triệu chứng này vừa mới xảy ra có thể nghĩ đến do nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu cần đề nghị tổng phân tích nước tiểu.
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đang điều trị, huyết áp tâm thu cao nhất từng ghi nhận 200mmHg và huyết áp tâm thu bệnh nhân cảm thấy dễ chịu là 130 => Tăng huyết áp độ III theo ESC 2018.
Tiền sử bệnh thận mạn giai đoạn IV không điều trị => đề nghị cận lâm sàng sinh hóa máu: Creatinin, Ure, eGFR.
X. ĐỀ NGHỊ CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
1. Cận lâm sàng xác định chẩn đoán:
– X – quang đùi (P) thẳng nghiêng.
– X – quang khung chậu thẳng.
– Đo mật độ xương
– Tổng phân tích nước tiểu.
2. Cận lâm sàng thường quy:
– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
– Sinh hóa máu: AST, ALT, Ure, Creatinin, điện giải đồ.
– ECG
– X – quang ngực thẳng
3. Cận lâm sàng hỗ trợ điều trị: siêu âm tim,…
4. Kết quả cận lâm sàng:
– TPTTBM, nhóm máu:
04/0906/09
WBC 13.09 11.80 K/uL
NEU% 86.4 70.03 %
LYM% 5.7 14.8 %
MONO % 7.8 11.7 %
RBC 2.53 3.83 M/uL
HGB 8.0 12.2 g/dL
HCT 25.2 35.9 %
MCV 99.9 93.6 fL
MCH 31.6 31.7 Pg
MCHC 31.7 33.9 g/dL
PLT 262 268 K/uL
Nhóm máu ABO, RhO, (+)
Kết luận:
Chỉ số bạch cầu tăng ưu thế NEU% nhưng trên lâm sàng bệnh nhân không có hội chứng nhiễm trùng nghĩ nhiều tăng bạch cầu do phản ứng đề nghị làm thêm CRP
Chỉ số Hb ( ngày 04/09): 8.0 g/dl giảm, MCV, MCH trong giới hạn bình thường => thiếu máu hồng cầu đẳng sắc đẳng bào mức độ trung bình.
Chỉ số Hb ( ngày 06/09): 12.2 g/dL tăng sau khi được truyền máu
Chỉ số tiểu cầu trong giới hạn bình thường.
– Sinh hóa máu:(04/09)
Glucose máu 11.6 mmol/L
Ure 20.8 mmol/l
Creatinin 252 Mmol/L
eGFR 16.97 mL/phut
Cl- 110 mmol/L
Phản ứng CRP 26.9 mg/L
Kết luận:
Glucose máu bất kì tăng cao => đề nghị làm lại đường huyết lúc đói
Độ lọc cầu thận 16.97 mL/phut giảm kèm theo chỉ số creatinin 252 Mmol/L tăng => Gợi ý tình trạng giảm chức năng thận mức độ IV.
Chỉ số CRP tăng cao gợi ý tình viêm, tuy nhiên trong trường hợp này bệnh nhân có chấn thương nên nghĩ nhiều tăng CRP do phản ứng (stress chấn thương và tổn thương mô).
– Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường (05/09) : 5.7 mmol/L =>Đường huyết đói bệnh nhân trong mức 5,6-6,9 mmol/L là tiền đái tháo đường.
– Định lượng Glucose, CRP (06/09)
Glucose máu 7.48 mmol/L
Phản ứng CRP 40.7 mg/L
– Kết luận:
Glucose máu bất kì tăng => đề nghị làm HbA1c để xác định chẩn đoán
Chỉ số CRP tăng cao gợi ý tình trạng viêm trong cơ thể hoặc phản ứng của cơ thể với chấn thương.
– ECG:
Bệnh nhân nữ 79 tuổi.
Đo điện tim ngày 04/09/2024
Nhịp xoang đều, tần số 75 l/p
Trục QRS trung gian
– X – quang ngực thẳng: Bệnh nhân nữ, 79 tuổi, phim chụp ngày 04/09/2024
Kết quả: Bóng tim không lớn, cung động mạch chủ đóng vôi.
Không thấy tổn thương màng phổi, nhu mô phổi.
Xương lồng ngực bình thường
– X – quang khớp háng nghiêng và khớp háng thẳng 02 bên.
+ Bệnh nhân nữ, 79 tuổi, phim chụp ngày 04/09/2024
+ Tư thế chụp: thẳng
+ Chất lượng phim:
Tiêu chuẩn phim: cường độ tia đủ, phim chụp đủ qua hai khớp trên và dưới ổ gãy.
Tổn thương: Không ghi nhận tổn thương mô mềm, không tổn thương khớp kèm theo.
Gãy liên mấu chuyển xương đùi (P), đường gãy phức tạp có mảnh rời, di lệch chồng ngắn.
Kết luận: Gãy liên mấu chuyển xương đùi (P) 31A2-1 theo AO
– Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA 2 vị trí:
Bệnh nhân nữ, 79 tuổi
Mô tả: Mật độ xương vùng cột sống thắt lưng: T – score – 3.3
Mật độ xương vùng cổ xương đùi: T – score – 3.5
Kết luận: loãng xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng.
– Siêu âm tim:
Bệnh nhân nữ 79 tuổi
Siêu âm ngày 04/09/2024
Chức năng tâm thu thất trái bảo tồn, EF 68%
Vôi hóa vòng van 2 lá
Hở van 3 lá 1/4
Các buồng tim không dãn
Thành tim không dày
Vách liên nhĩ, liên thất nguyên vẹn
Không rối loạn vận động vùng, PAPs= 25mmHg, không tăng áp lực động mạch phổi. Không dịch màng tim, không huyết khối trong buồng tim
XI. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Gãy kín liên mấu chuyển xương đùi (P) phân độ 31A2-1 theo AO ngày thứ 03 do TNSH, chưa ghi nhận biến chứng – Thiếu máu mạn đẳng sắt đẳng bào – Loãng xương – Theo dõi đái tháo đường type 2/ Tăng huyết áp độ III theo ESC 2018 – Bệnh thận mạn giai đoạn IV – U xơ tử cung đã phẫu thuật.
XII. ĐIỀU TRỊ
1. Hướng điều trị
– Bất động
– Giảm đau
– Giảm sưng nề
– Kiểm soát đường huyết và huyết áp
– Nâng tổng trạng bệnh nhân trước mổ
– Phẫu thuật
2. Điều trị cụ thể
– Nẹp đùi – cẳng – bàn chân phải chống xoay
– Ổn định bệnh nhân, sau đó phẫu thuật đóng đinh nội tủy có chốt.
– Theo dõi sinh hiệu biến chứng gãy xương
– Thuốc:
Paracetamol 0.5 g
01 viên x 3 (u)
Bisoprolol 2,5 mg
01 viên (u)
Mixtard 30 ( 0,7IU + 0,3 IU)/1IU
Sáng: 10 IU – Chiều: 5IU
XIII. TIÊN LƯỢNG
Gần: Trung bình, vì bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền kèm theo, nguy cơ té ngã cao, sự lành vết thương diễn ra chậm, nhiễm trùng vết mổ, rối loạn dinh dưỡng.
Xa: Trung bình, thời gian hồi phục lâu sẽ kéo dài thời gian nằm viện tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi bệnh viện, viêm đường tiết niệu, teo cơ, biến chứng loét do tì đè do bất động lâu, tử vong.
XIV. DỰ PHÒNG
Theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày, kiểm soát đường huyết và huyết áp mức mục tiêu.
Sau phẫu thuật thay băng vết thương, phòng tránh nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật, tập vận động sớm.
Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
Tuân thủ điều trị và tái khám theo hẹn.