Mục lục
CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG
Hình 12.1. Cơ chế chấn thương
1: Dọc trục 2: Gập 3: Ép bên 4: Gập xoay 5: Gập căng 6: Giằng xé 7: Duỗi [1]
KHÁI NIỆM 3 CỘT VÀ KHÔNG VỮNG CỦA DENIS
Hình 12.2. Ba cột theo Denis [1]
– Vững: gãy lún cột 1
– Không vững cơ học: từ 2 tới 3 cột nhưng không liệt: gãy 02 cột trước, gãy gập căng
– Không vững thần kinh: gãy nhiều mảnh
– Không vững cơ học và thần kinh: gãy trật.
PHÂN LOẠI
- Gãy lún (Hình 12.3)
- Gãy nhiều mảnh (Burst Fracture) (Hình 12.4A)
- Gãy gập căng (Flexion – Distraction) (Hình 12.4B)
- Gãy trật (xé) (Hình 12.4C)
Hình 12.3. Gãy lún [1]
Hình 12.4. Gãy nhiều mảnh, gãy căng và gãy trật [1]
ĐIỀU TRỊ
Gãy vững
Hay còn gọi là gãy lún – điều trị bảo tồn.
- Nằm tại giường 4 tuần
- Hoặc nẹp ngực – thắt lưng 4 tuần (Hình 12.5)
Hình 12.5. Nẹp ngực –thắt lưng ba điểm tì
Gãy không vững cơ học (không liệt)
Gãy 2, 3 cột – gãy gập căng.
- Điều trị bảo tồn như 4.1
- Phẫu thuật: ghép xương (trước hoặc sau) + dụng cụ kết hợp xương (trước hoặc sau) (Hình 12.6 và Hình 12.7).
Gãy không vững thần kinh (có liệt): gãy nhiều mảnh
Điều trị phẫu thuật: giải ép + ghép xương lối trước + dụng cụ kết hợp xương (trước hoặc sau) (Hình 12.6, 12.7).
Hình 12.6. Phẫu thuật ghép xương – kết hợp xương lối trước Hình 12.7. Phẫu thuật kết hợp xương lối sau
Gãy không vững cơ học và thần kinh: gãy trật.
Điều trị phẫu thuật: nắn + ghép xương + kết hợp xương lối sau (Hình 12.7).