Hình thái tổn thương rách sụn chêm

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn

Tùy theo vị trí, tính chất và hình thái đường rách mà phân chia thành nhiều loại hình thái tổn thương rách meniscus khác nhau.

1. THEO VỊ TRÍ

Cooper D.E. căn cứ vào sự sắp xếp các bó sợi collagen và phân bố mạch máu, đã phân loại tổn thương  theo các vị trí khác nhau [100]:

– Theo chiều dọc gồm ba phần:

+ Rách sừng trước sụn chêm

+ Rách sừng sau sụn chêm

+ Rách tại 1/3 giữa thân sụn chêm.

– Theo bề rộng gồm bốn phần:

+ Phần cạnh: là nơi sụn chêm dính với bao khớp bằng tổ chức liên kết lỏng lẻo. Đây là nơi tập trung các nhánh mạch xuất phát từ bao khớp đi vào nuôi dưỡng sụn chêm.

+ Phần rìa: tương ứng 1/3 ngoại vi của sụn chêm, sát với bao khớp. Đây là phần sụn chêm được cấp máu bởi các nhánh mạch từ bao khớp.

+ Phần trung gian: tương ứng 1/3 giữa bề mặt sụn chêm, là ranh giới giữa phần sụn chêm được cấp máu nuôi dưỡng và phần vô mạch.

+ Phần trung tâm: là phần còn lại của bờ tự do sụn chêm, phía trung tâm buồng khớp. Đây là phần vô mạch, sụn chêm được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu từ dịch khớp. Phân vùng tổn thương theo phân loại của Cooper được hầu hết các tác giả áp dụng vì có thể tiên lượng được hình thái tổn thương và chỉ định điều trị thích hợp tương ứng với từng vị trí.

Chương 2.1
Hình 2.1. Phân vùng sụn chêm theo Cooper. A, F: sừng sau; B, E: thân; C, D: sừng trước 0: phần cạnh trung tâm; 1: phần rìa; 2: phần trung gian; 3: phần trung tâm (Nguồn theo AJ Rao 2015) [100]

Trong nghiên cứu của tác giả Võ Thành Toàn và cộng sự, tổn thương chủ yếu nằm ở sừng sau sụn chêm (có 36/72 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 50%), tiếp theo là rách ở vùng giữa (có 20/72 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 27,78%). Rách ở sừng trước là 16/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 22,22%). Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước như Nguyễn Mạnh Khánh [5], Nguyen Quoc Dung [2], Choi [55], Hoffelner T. [73].

Sụn chêm di chuyển cùng lồi cầu khi khớp chuyển động gấp duỗi trượt ra trước khi duỗi gối và lùi ra sau khi gấp gối. Khi chấn thương xảy ra đột ngột ở tư thế xoay và gối gấp quá mức, sự dịch chuyển của sụn chêm ra trước hoặc ngược lại không theo kịp với chuyển động, có thể bị đẩy dồn, kẹt kẹt lại ở một vị trí dẫn đến tổn thương.

Bullough P.G. mô tả cấu tạo mô học: các sợi collagen sắp xếp nhau theo không gian ba chiều. Các sợi này đan chéo và xoắn với nhau, có những sợi chạy ngang theo chiều rộng, có những bó sợi chạy theo chiều dọc. Tại thân sụn chêm chỉ có những sợi ngang và dọc đan xen nhau, còn ở sừng sau được cấu tạo bởi các sợi collagen không liên kết với nhau giữa chiều ngang và chiều dọc. Do đó, khi chấn thương nguy cơ tổn thương sừng sau cao hơn so với thân sụn và sừng trước sụn chêm [49],[50].

2. THEO TÍNH CHẤT THỜI GIAN

– Rách mới: trong vòng ba tuần đầu tiên kể từ khi chấn thương

– Rách cũ: ngoài thời gian ba tuần sau chấn thương.

3. THEO PHÂN VÙNG CẤP MÁU SỤN CHÊM

2.2
Hình 2.2. Phân vùng sụn chêm theo cấp máu (Nguồn: Direct real time measurement of meniscal blood flow – Swiontkowski M. F. 1988) [111]

Vùng đỏ – đỏ (vùng giàu mạch máu nuôi): chiếm 1/3 ngoài, vùng này có đầy đủ mạch máu nuôi, rách vùng này dễ liền nếu phát hiện sớm và khâu phục hồi.

Vùng đỏ – trắng (vùng trung gian): ở 1/3 giữa mạch máu nuôi, mạch máu bắt đầu giảm dần, tổn thương có thể liền khi điều trị đúng nhưng kết quả đem lại với tỷ lệ thấp hơn.

Vùng trắng – trắng (vùng vô mạch): 1/3 trong không có mạch máu nuôi, rách ở đây không có khả năng liền lại nên thường điều trị cắt bỏ đi phần rách

Trên thực tế lâm sàng việc xác định ranh giới các vùng này dựa vào màu sắc rất khó khăn. Năm 1990, de Haven K. E. đã nghiên cứu giải phẫu và chỉ ra rằng vùng sụn chêm từ sát bao khớp ra 3 mm về phía bờ tự do là vùng đỏ – đỏ, tiếp theo vùng sụn chêm cách bao khớp từ 3 đến 5 mm là vùng đỏ – trắng, còn lại là vùng trắng – trắng [60].

4. THEO HÌNH THÁI ĐƯỜNG RÁCH

Phân loại hình ảnh thương tổn được đề cập nhiều vì cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị.

4.1. Theo cách phân loại tổn thương kinh điển của Trillat chia làm ba độ và áp dụng cho sụn chêm trong [114]

  • Độ I: Đường rách dọc nằm phía sau lateral ligament trong.
  • Độ II: Đường rách kéo dài ra phía trước tạo nên một cái quai, có thể trật gây ra kẹt khớp, quai này có thể đứt rời ở phần trước, sau hoặc giữa và trật ra phía sau lồi cầu đùi.
  • Độ III: Quai này trật thường xuyên
2.3
Hình 2.3. Phân loại Trilat (Nguồn: Sémiologie Traumatologie du Genou – Lerat J-L 2005) [137]

4.2. Phân loại tổn thương rách sụn chêm theo Hội Phẫu thuật nội soi khớp của Pháp

– Tổn thương rách dọc: đường rách dọc chạy song song với bờ ngoại vi của sụn chêm

– Tổn thương kiểu nan quạt: đường rách đi từ bờ chu vi của sụn chêm

– Tổn thương kiểu vạt: kết hợp kiểu nan quạt với một đường rách dọc, có thể gặp tổn thương kiểu quai xô nước đứt ở giữa hoặc ở hai đầu

– Tổn thương kiểu thế: đường rách dọc mở về phía bờ tự do của sụn chêm, chia sụn chêm thành hai nửa trên và dưới – Tổn thương kiểu phức tạp: phối hợp nhiều tổn thương kể trên.

4.3. Phân loại theo O’Connor [113]

Trong những phân loại thương tổn sụn chêm được đề cập, thì phân loại của O’Connor được coi là đầy đủ nhất:

2.4
Hình 2.4. Phân loại tổn thương sụn chêm theo O’Connor. A: rách dọc; B: rách chéo; C: rách ngang; D: rách nan quạt; E: rách biến dạng (Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients – Theodore T. 2004) [113]

– Rách dọc hay theo chiều thẳng đứng: xảy ra dọc theo bờ chu vi của sụn chêm, nếu như đủ dài thì rách này được coi như là kiểu quai xách, khi nội soi kiểu rách này được thấy như là dính vào phía trước và phía sau, nó có thể tách ra ở phía tận hoặc cắt ngang đoạn giữa, với sự mất vững phía trước và vạt phía sau, rách kiểu này di lệch vào trong khuyết lồi cầu gây kẹt knee joint. 

2.5
Hình 2.5. Rách dọc kiểu quai xách (Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients – Theodore T. 2004) [113]

– Rách chéo: cũng được xem như là rách kiểu vạt, thường gặp và xảy ra tại điểm nối 1/3 giữa và 1/3 sau.

2.6
Hình 2.6. Rách chéo (Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients – Theodore T. 2004) [113]

– Rách hình tia hay nan quạt: cũng xảy ra ở những vị trí tương tự, chúng kéo dài từ mép tự do ngang qua sụn chêm đến phía ngoại vi, làm mất khả năng phân phối lực ra phía ngoại biên của sụn chêm, rách kiểu này thường phải cắt sụn chêm toàn bộ

2.7
Hình 2.7. Rách sụn chêm hình tia (Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients – Theodore T. 2004) [113]

– Rách ngang: thường xảy ra ở những người già, chúng kéo dài từ bờ tự do ra phía ngoại biên, thường thoái hóa chất bên trong sụn chêm, kiểu rách này chia sụn chêm thành hai phần phía trên và dưới.

2.8
Hình 2.8. Rách ngang (Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients – Theodore T. 2004)

– Đường rách biến dạng: cũng thường xảy ra ở người già, kiểu rách này thường gặp thay đổi mặt khớp và xảy ra ở nhiều mặt phẳng khác nhau.

2.9
Hình 2.9. Đường rách biến dạng (Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients – Theodore T. 2004)

Ngoài ra, theo Dandy J. còn có hai dạng tổn thương bẩm sinh do rối loạn cấu trúc collagen tại sụn chêm là:

– Sụn chêm hình đĩa (discoid menisci): là khi sụn chêm hình tròn che phủ gần toàn bộ mâm chày. Thường gặp ở sụn chêm ngoài, tùy theo mức độ che phủ mâm chày chia làm các loại:

+ hình dĩa type a: che phủ 100% bề mặt mâm chày, bờ tự do sụn chêm kéo dài vào đến hố liên lồi cầu

+ hình dĩa type b: che phủ 75% bề mặt mâm chày

+ hình dĩa type c: che phủ 50% bề mặt mâm chày.

Nang sụn chêm (myxoid menisci): sụn chêm mềm, nhẽo và phồng lên ở thân. Nguyên nhân do mất cấu trúc collagen, dịch khớp thấm vào trong đẩy phồng bề mặt sụn chêm.

– Trong nghiên cứu của tác giả Võ Thành Toàn và cộng sự cho thấy gặp chủ yếu là rách sụn chêm dọc (54/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 75%), tiếp theo là rách hình nan quạt (8/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 11,11%), còn lại rách chéo (6/72 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 8,34%), rách ngang (4/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 5,55%), không có trường hợp nào rách biến dạng (loại rách này thường gặp do thoái hóa).

– Khi so sánh các tác giả như Ferkel R.D với rách dọc 50,7%, rách chéo 18,31% và tác giả Nguyễn Mạnh Khánh với 32,4% là rách dọc, 5,9% rách chéo [5]; tác giả Trương Kim Hùng với 56,2% rách dọc, 20% rách chéo[4] chúng tôi có kết quả rách dọc và rách chéo cao hơn, có lẽ những trường hợp trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là còn trẻ, thể lực tốt, khi bị chấn thương nhẹ vẫn tiếp tục hoạt động, đến khi bị đau nhiều, kẹt khớp thì mới đến khám và phẫu thuật.

– Bàn về vấn đề này, Smillie cho rằng cơ chế gây thương tổn được chia ra bốn lực chính: lực ép từ trên xuống, lực xoay, dạng hay khép và lực gấp hay duỗi. Tuy nhiên, khi bị thương tổn sụn chêm, các lực trên phối hợp với nhau, tùy ưu thế của lực nào mạnh hơn mà cho ra hình dạng thương tổn khác nhau [109].

– Khi gối duỗi nhanh sụn chêm không chạy ra trước kịp, bị kẹp giữa hai mặt khớp gây rách Khi khớp gối co giữa chừng cùng quá trình xoay cùng lúc với dạng đột ngột cũng làm cho sụn chêm bị kẹp giữa hai mặt khớp. Ngoài ra, kiểu tổn thương  tùy thuộc theo tuổi biểu hiện qua độ dày chắc và chất lượng lớp sụn của mặt khớp chày và đùi. Người trẻ mặt sụn khớp dày, đàn hồi, hấp thu lực tốt nên thường thấy rách dọc.

– Khi mức độ chấn thương quá lớn ở tư thế gối duỗi tối đa, làm cho mâm chày xoay ngoài quá mức thường gặp kiểu rách dọc, khi mảnh rách dọc sụn chêm quá lớn và có dạng hình quai xách, quai này di chuyển vào trong khuyết lồi cầu và gây kẹp khớp.

 

 

References

TIẾNG VIỆT

1.Nguyễn Tiến Bình và cộng sự (2000). “Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị những thương tổn của khớp gối tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí thông tin Y học, tr.218–221.

2. Nguyễn Quốc Dũng (2012). Nghiên cứu hình thái tổn thương sụn chêm khớp gối và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội soi, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

3. Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Năng Giỏi, Nguyễn Tiến Bình (2003). “Kết quả phẫu thuật cắt một phần sụn chêm khớp gối qua nội soi, Y học Việt Nam số đặc biệt, tr.69–

4. Trương Kim Hùng (2009). “Nghiên cứu hình thái tổn thương sụn chêm khớp gối qua nội soi, Tạp chí Y học Quân sự, (34), tr.159–162.

5. Nguyễn Mạnh Khánh, Nguyễn Văn Thạch, Ngô Văn Toàn (2004). “Thương tổn sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối, Tạp chí ngoại khoa. số 2, tr.38–41.

6. Phạm Chí Lăng, Trương Chí Hữu, Nguyễn Văn Quang (2000). “Phẫu thuật cắt một phần sụn chêm qua nội soi trong điều trị rách sụn chêm. khớp gối do chấn thương, Tạp chí Y học TP HCM, chuyên đề Chấn thương chỉnh hình. Số 4, tập 4, tr.222–227.

7. Trịnh Đức Thọ, Phạm Ngọc Nhữ (2003). “Nhận xét điều trị thương tổn sụn chêm khớp gối qua 35 trường hợp phẫu thuật nội soi khớp, Tạp chí Y học Việt Nam, (292),tr.295–300.

8. Võ Thành Toàn (2008). “Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị 100 trường hợp rách sụn chêm”, Tạp chí Ngoại khoa, (2), tr.19–24.

9. Võ Thành Toàn (2010). “Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo bằng gân cơ thon và cơ bán gân tự thân trong đứt dây chằng chéo trước”, Tạp chí Thông tin Y dược, (11), tr.28–32.

10. Võ Thành Toàn (2011). “Nghiên cứu tổn thương sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối”, Tạp chí Thông tin Y dược, (11), tr.37–40.

11. Võ Thành Toàn (2011). “Đánh giá kết quả nội soi khâu rách sụn chêm khớp gối trong chấn thương”, Y học thực hành, (798/12), tr.78–80.

12. Võ Thành Toàn (2012). “Nghiên cứu tổn thương sụn chêm do chấn thương qua nội soi khớp gối trên bệnh nhân trẻ tuổi”, Y học TP. HCM, (16/1), tr.226–230.

13. Võ Thành Toàn (2012). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rách sụn chêm do chấn thương”, Y học TP.HCM, (16/1), tr.236–239.

14. Võ Thành Toàn (2012). “Đánh giá kết quả nội soi khâu rách sụn chêm khớp gối trong chấn thương”, Y học TP.HCM, (16/1), tr.240–243.

15. Võ Thành Toàn (2012). “Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân cơ mác dài tự thân”, Y học TP. HCM, (16/4), tr.83–86.

16. Võ Thành Toàn (2012). “Đánh giá kết quả nội soi khâurách sụn chêm bằng kỹ thuật từ ngoài vào trong do chấn thương”, Y học TP. HCM, (16/4), tr.87–92.

17. Võ Thành Toàn (2012). “Đánh giá độ phù hợp thương tổn sụn chêm do chấn thương trên cộng hưởng từ và nội soi”, Y học TP. HCM, (16/4), tr.93–95.

18. Võ Thành Toàn (2012). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rách sụn chêm do chấn thương”, Tạp chí Thông tin Y dược, (5), tr.33–35.

19. Võ Thành Toàn (2012). “Phẫu thuật nội soi khâu rách sụn chêm do chấn thương trên bệnh nhân trẻ tuổi”, Tạp chí Thông tin Y dược, (12), tr.9–13.

20. Võ Thành Toàn (2014). “Đánh giá kết quả khâu rách sụn chêm bằng kỹ thuật hoàn toàn bên trong qua nội soi”, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, tr.123–126.

21. Võ Thành Toàn (2014). Nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi”, Học viện Quân Y Hà Nội.

22. Võ Thành Toàn (2015). “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu rách sụn chêm do chấn thương”, Y học TP.HCM, (19/5), tr.156–159.

23. Võ Thành Toàn (2019). “Khảo sát tổn thương dây chằng khớp gối đi kèm gãy mâm chày”, Tạp chí Y học Việt Nam (483/2), tr.164–167.

24. Võ Thành Toàn (2019). “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật khớp gối tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, (477/1), tr.97–99.

25. Võ Thành Toàn (2019). “Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật khớp gối tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, (477/2), tr.44–46.

26. Võ Thành Toàn (2019). “Đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh nhân phẫu thuật khớp gối tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, (477/2), tr.98–100.

27. Võ Thành Toàn (2020). “Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây chằng chéo trước và chéo sau tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, (487/1,2), tr.76–80.

28. Võ Thành Toàn (2020). “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật All– inside tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Male, (487/1,2), tr.112–115.

29. Võ Thành Toàn (2020). “Thoái hóa khớp”, Giáo trình Lão khoa đại cương, Nhà xuất bản Y học, tr.173–186.

30. Võ Thành Toàn (2020). “Kết quả phẫu thuật đồng thời dây chằng chéo trước và dây chằng bên trong tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, (488/1),tr.209–212.

31. Võ Thành Toàn (2020). “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước”, Tạp chí Y học Việt Nam, (489/2), tr.234–236.

32. Võ Thành Toàn (2020). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước”, Tạp chí Y học Việt Nam, (489/2), tr.252–256.

33. Võ Thành Toàn (2021). “Gãy xương chi dưới”, Giáo trình Chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.55–69.

34. Võ Thành Toàn (2021). “Nội soi khớp cơ bản”, Giáo trình Chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.211–239.

35. Võ Thành Toàn (2021). “Tổn thương dây chằng bên”, Giáo trình Chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.261–264.

36. Võ Thành Toàn (2021). “Tổn thương dây chằng chéo”, Giáo trình Chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.265–262.

37. Võ Thành Toàn (2021). “Tổn thương sụn chêm khớp gối”, Giáo trình Chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.273–278.

38. Lê Anh Việt (2004). “Phẫu thuật nội soi khớp gối, Tạp chí Y học thực hành. Số 5, tr.12–14.

TIẾNG ANH

39. Adam M.E.H.Muir (1981). “The glycoaminoglycans of canie menisci, Biomech J, (197), pp.385–389

40. Ahn J.H., Yoo J.C., Lee S.H., Lee Y.S., Ha H.C., (2008).

“Arthroscopic partial meniscectomy with repair of the peripheral tear for symptomatic discoid lateral meniscus in children:

results of minimum 2 years of follow–up, Arthroscopy. Aug; 24(8), pp.888–898.

41. Anderson L., Shapter O., Watts M., Logan M., Risebury M., Duffy D., Myers P. (2010). “Repair of radial tears and posterior horn detachments of the lateral meniscus: minimum 2–year follow–up.,

Arthroscopy, Dec;26(12), pp.1625–1632.

42. Apley A.G. (1947). “The diagnosis of meniscus injuries, J. Bone Jt. Surg., (29), pp.78.

43. Arnoczky S.P. Waren R.F. (1983). “The microvasculatature of the meniscus and its response to injury, Amer. J. Sports Med, (11), pp.131.

44. Baratz M.E. (1986). “Meniscal tear: The effect of meniscectomy and of repair on intracticular contact ares and dtress in human knee, Amer. J. Sports Med, (41), pp.270.

45. Beargstrom R., Lysholm J., Hamberg P., Gillquist J., (1984). “Comparision of open and endoscopic meniscectomy, Clin Orthop.,. 184, pp.133–36.

46. Beaupre A. R., Guidouin R., Choukroun R., Garneau H. E., (1986). “Knee menisci. Correlation between moicro structure and biomechanics, Clin. Orthop., (124),pp.72–75.

47. Benedetto K.P., Kunzel K.H., Glotzer W., Gaber O., (1985). “Meniscus, morphologis chegrundlagen for reflexiation, Acta. Anat, (124), pp.88–92.

48. Bryant D. Litchfield R. Dill J., Amendola A.,Giffin R., Fowler P., Kirkley A., (2007). “Effectiveness of bioabsorbable arrows compared with inside–out

suturing for vertical, reparable meniscal lesions: a randomized clinical trial, Am J Sports Med. Jun;. 35(6), pp.889–896.

49. Bullogh P., Goodfellow J. (1968), “The significance of The fine suture of Articular cartilage, The J. Bone and Joint Surg., 50–B, (4), pp.852–857.

50. Bullogh P.G., Murphy A.M., Munuera J., Weinstein (1970). “The strength of the menisci of the knee as it relates to their fine structure, The J. bone and Joint Surg. 52–B, (3), pp.123–125.

51. Burke D.L., Miler J. Ahmed A.M., (1978). “A biomechanical study of partial and total meniscestomy of the knee, Proc. Orthop. Res. Soc. (24), pp.91.

52. Burns T.C., Svoboda S.J., Giuliani J.R., Owens B.D., (2011). “Meniscus repair and transplantation techniques., J Knee Surg.,. Sep; 24(3), pp.167–174.

53. Caldwell G.L., Fu F.H., Answorth A.A., (1994). “Functional anatomy and biomechanics of the meniscus, Oper Tech Sports Med, (2), pp.152–163.

54. Cassells S.W. (1971). “Arthroscopy of the knee joint, J. Bone J. Surg., 53–A, pp.287–98.

55. Choi N.H., Son K.M., Kim T.H., Victoroff B.N., (2010).

“Meniscal repair for radial tears of the midbody of the lateral meniscus, Am J Sports Med. 38(12), pp.2472–2476.

56. Choi N.H. Victoroff B.N., Kim T.H. (2009). “Comparison of arthroscopic medial meniscal suture repair techniques: inside–out versus all–inside repair, Am J. Sports Med.,. Nov; 37(11), pp.2144–2150.

57. Dandy D.J. (1978). “Early results of closed partial meniscectomy, Brith J. Med., 1, pp.1099–1101.

58. Dandy D.J. Jackson R. W. (1975). “The Diagnosis of Problems after Meniscectomy, The j. bone and Joint Surg, . 57–B(3), pp.349–52.

59. David Sisk T. (1999). General principles of arthroscopy–Campbell’ operative orthopaedics.

60. De Haven K.E. (1990). The role of the meniscus in Articular cartilage amd knee joint function: Basis science and arthroscopy, Ed by Ewing JW, ed, New York, USA, Raven Press, pp.103–115.

61. De Palma A.F. (1957). “Diseasis of the Knee, Management in the Medicine an Surgery. Lippincott, Philadelphia.

62. Del Pizzo W., Fox J.M. (1990). “Results of arthroscopic meniscectomy, Clin sports medicine,. 9, pp.633–39.

63. Fabricant P.D., Jokl P. (2007). “Surgical Outcomes after Arthroscopic Partial meniscectomy, Journal of The American Academy of Orthopaedic Surgeons. 15(11), pp.647–53.

64. FaunO P. Nielsen A.B. (1992). “Arthroscopic Partial Meniscectomy, The j. bone and Joint Surg,. 30–B(4), pp.664–70.

65. Feng H. Geng X.S. Hong L., Zhang H., Wang X.S., Jiang X.Y., (2008). “Second–look arthroscopic evaluation of bucket–handle meniscus tear repairs with anterior cruciate ligament reconstruction: 67 consecutive cases, Arthroscopy. Dec; 24(12), pp.1358–1366.

66. Ferkel Et Al R.D. (1985). “Arthroscopic Partial Meniscectomy: A Long–Term Follow–up, The Journal of Arthroscpoic and Related surgery,. 8(3), pp.345–49.

67. Fick R. (1911). “Handbook: anatomy and mechical of meniscus, Fischer Jena, pp.52–67.

68. Gillquist J., Lysholm J., Hamberg P. (1982). “Endoscopic Partial and Total Meniscectomy, Acta Orthop. Scand.,. 53, pp.975–79.

69. Gillquist J., Oretrop N. (1982). “Arthroscopic Partial Meniscectomy–technique and longterm results, Clin Orthop Relat Res, 167, pp.29–33.

70. Haklar U., Nalbantoglu U., Kocaoglu B., Tuzuner T., Guven O., (2008). “Arthroscopic repair of radial lateral meniscus [corrected] tear by double horizontal sutures with inside–outside technique, Knee. Oct;15. 5, pp.355–359. Epub 2008 Aug 5.

71. Hamberg P. Gillquist J. Lysholm J. (1984), “A comparison between arthroscopic meniscectomy and modified open meniscectomy, The j. bone and Joint Surg. (Br),. 66, pp.189–92.

72. Hehne H. J. Hauschild G. Riede U. N., Schlageter, (1981). “Tibofemorale flachapirtillen and subtotalen meniscectomy, Z. Orthop, (119), p54.

73. Hoffelner T. Forstner R. Resch H., Michael M., Minnich B., Tauber M., (2011). “Arthroscopic all–inside meniscal repair–Does the meniscus heal? A clinical and radiological follow–up examination to verify meniscal healing using a 3–T MRI, Skeletal Radio, Feb., 40, (2),pp.181–187.

74. Hoser C. Brown C. Fink C., Reichkendler M.,Hackl W., Bartlett J., (2001). “Long–term Results of arthroscopic partial lateral meniscectomy in knees without associated damage, The j. bone and Joint Surg,. 83–B, pp.513–6.

75. Handoll H.G., Howell J. R. (2006). “Surgical treatment for meniscal injuries of the knee in adults, Published by John Wiley and Sons, Ltd.

76. C. Hulet, H. Pereira, Peretti, G., Denti, M. (Eds.), (2016). Surgery of the Meniscus, Centre Médical, ed, Luxembourg.

77. Install J.N., Koob T.J., Gordzinsky A.J., Albert M. L., Eyre D.R., (1984). “Surgery of the knee, Churchill Livingstone, New York.

78. Johnson L.L. (1986). “Arthroscopic surgery: principle and practice, 3rded, Mosby, Saint Louis.

79. Jones R.R. Reisch J.S. Smith E.C. (1978). “Effects of Medial Meniscectomy in Patiens older than Forty years, The J. bone and Joint Surg. 60–A, pp.783–86.

80. Kamimura T. Kimura M. (2011). “Repair of horizontal meniscal cleavage tears with exogenous fibrin clots, Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. Jul; 19(7), pp.1154 –1157.

81. Konan S., Haddad F.S (2010). “Outcomes of meniscal preservation using all–inside meniscus repair devices, Clin Orthop Relat Res. May, 468(5), pp.1209–1213.

82. Likes R. L., Aros B.C., Julka A., Pedroza A.D., Kaeding C.C., Jones G.L., Flanigan D.C., (2011), “Meniscal repair with the MaxFire device: a cadaveric study, Orthop Surg., Nov. 3(4), pp.259–264.

83. Lysholm J., Gillquist J. (1981). “Endoscopic meniscectomy, Intern Orthop,. 5, pp.265–70.

84. Lysholm J., Gillquist J. (1983). “Arthroscopic meniscectomy in athletes, Am. J. Sports Med,. 11, pp.436–

85. Mac Muray T.P. (1942). “The semilunar cartilage, Brith J. Surg., (29), pp.407.

86. Martens M.A., Heyman E., Backaert M., Mulier J. C., (1986). “Partial arthroscopic meniscectomy versus total open meniscectomy, Arch Orthp Trauma surg.,. 105 (1), pp.31.

87. Martens M. A. Heyman E. Backaert M., Mulier J. C., (1986). “Partial Arthroscopic Meniscectomy Versus Total Open Meniscectomy, Orthopaedic and Traumatiac

88. McNicol D. Roughley P. J. (1980). “Extraction and charaterisation of proteoglycan from human meniscus, Biochem J., (185), pp.705.

89. Mihov K. Muradov A. Mazneikov Hr. (2005). “All–in technique–alternative in Treatment of the meniscal tear, Journal of IMAB–Annal Proceding (Scientific Papers), book 1, pp.7–10.

90. Molina H.E. Rockbom P. Kartsson M.S. (2002). “Arthroscopic partial and total meniscectomy, The Journal of Arthroscpoic and Related surgery,. 18, pp.183–89.

91. Muellner T. Schabus R. Weinstabl R. (1997). “The diagnosis of meniscal tears in athletes: a comparison of clinical and magnetic resonance imaging invertigation, Am J Sports Med, (25), p7–12.

92. Nicholas S. J. Schachter A. K. Golant A., Lee S. J., (2009). “A new surgical technique for arthroscopic repair of the meniscus root tear, Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc,. Dec;17 (12), pp.1433–1436.

93. Northmore–Ball M.D. Jackson R.W. Dandy D.J. (1983). “Arthroscopic Open Partial and Total Meniscectomy, The J. bone and Joint Surg,. 65–B(4), pp.400–404.

94. Noyes F.R. Chen R.C. Barber–Westin S.D. (2011). “Repair of complex and avascular meniscal tears and meniscal transplantation, Instr Course Lect. 2011, 60, pp.415–437.

95. Patrick E. Bardana M.D. Davide D., Greis M.D., (2002). “Meniscal injury: Basic science and Evaluation, J Am Acad Orthop Surg, (10), pp.168–176.

96. Pettrone F.A. (1982). “Meniscectomy: Arthrotomy vernus Arthroscopy, Am J Sports Med, (10), pp.355–

97. Philippe Beufils MD (2010). The Meniscus, Department of Orthopaedic Surgery and Traumatology, Versailes Hospital, France.

98. Pollo F. E. Kane R. R. Jackson R. W., Chang H.M., Zhang J., Dieterichs C. P., Riedel S., (2004). “Sutureless avascular meniscal repair with a photoactive naphthalimide compound: a preliminary animal study, Arthroscopy. Oct; 20(8), pp.824–830.

99. Randall Cooper Hayden Morris Kay Crossley (2001). “Acute knee injuries”, “Clinical sports Medecine, Ed by the McGraw–Hill companie, pp.426–462.

100. A. J. Rao (2015), “The Meniscus–Deficient Knee: Biomechanics, Evaluation, and Treatment Options, Orthop J Sports Med. 3(10).

101. Robert S. P. Richard K. N. Fan M. D. (2004). “Meniscal Lesions: Diagnosis and Treatment, Medscape Orthopaedics & Sports Medicine. 4, (2).

102. Ruiz–Ibán M.A., García–Gómez I., Díaz–Heredia J., Gonzalez–Lizán F., Elías–Martín E., Abraira V., (2011). “The Effect of the Addition of Adipose–Derived Mesenchymal Stem Cells to a Meniscal Repair in the Avascular Zone: An Experimental Study in Rabbits, Arthroscopy,. Oct(14), pp.212–234.

103. Scheller G., Bulow J., Sobau C. (2001). “Arthroscopic Partial Lateral Meniscectomy in An Otherwise Norma Knee: Clinical Functional and Radiographic Results of A Long–Term Follow–up Study, The Journal of Arthroscpoic and Related surgery,. 17(9), pp.1907–16.

104. Scott A.R. (2000). “Arthroscopic Meniscal Repair with use of outside–in technique, An Instructional Course Lecture, American Academy of Orthropaedic Surgeon. Vol 82 A–No:1, January, pp.127– 140.

105. Seo H.S. Jung K.A. Lee S.C. (2011). “Second–look arthroscopic findings after repairs of posterior root tears of themedial meniscus, Am J Sports Med. Jan. 39(1), pp.99–107.

106. Sgaglione N.A., Shaffer B., Steadman J.R., Miller M.D., Fu F.H., (2003). “Curent concepts in Meniscus Surgery: Resection to Replacement, The Journal of Arthroscpoic and Related surgery,. 19(10), pp.161–88.

107. Shelbourne K.D., Dickens J.K. (2006). “Digital Radiographic Evaluation of Medial Joint Space Narrowing after Partial Meniscectomy of Bucket–Handle Medial Meniscus Tears in Anterior Cruciate Ligament–Intact Knees, The American Journal or Sports Medicine, . 34(10), pp.1648–55.

108. Siebold R., Boes L., Dehler C., Ellermann A., (2007). “Arthroscopic all –inside repair using the Meniscus Arrow: long–term clinical follow–up of 113 patients, Arthroscopy, Apr; 23(4), pp.394–399.

109. Smile (1970). “Biomechanis, Mechanism of Injury and sequelae, injury of the knee joint, Ed by E. S. Livingstone, pp.33–36.

110. Sumito Kawamura, Scotta Rodeo, Kristin Lotico (2003). “Biomechanics and Healing Response of the meniscus, Operative Techniques in Sports Medicine. Voll 11, No 2, pp.68–76.

111. Swiontkowski M.F., Sanders R., Schelehr F., Limbird T.A., Collin J.C., (1988). “Direct, real time measurement of meniscal blood flow, Am J. Sports Med, (16), pp.129–433.

112. Tapper Hoover (1996). “Late results after meniscectomy, J.Bon joint sur,. 51–A, pp.517.

113. Theodore T., Cosgarea M.D., Andrew J. (2004). “Meniscal Injuries in Active Patients, Sports Medicine. Vol. 4, No. 10.

114. Timothy Brindle Darren L., John Nyland, Johnson, (2001). “The Meniscus: Review of Basic Priciples with Application to Surgery and Rehabilitation, Journal of Athletic Training. 36 (2), pp.160–169.

115. Timothy P. Heckmann (2006). “Meniscal Repair and Transplantation: Indications, Techniques, Rehabilitation and Clinical Outcome, Journal of Orthropaedic& Sports Physical Therapy. Vol 36, No 10, pp.795–814.

116. Tober T. (1977). “Zurnormalen und patologischen histology des kniegelenk meniscus, Arch. Klin. Chir, (1933), pp.483.

117. Toan Vo Thanh (2017). “Study of arthroscopic suture repair of torn meniscus”, Meeting book: Combined annual conference of HAS–ASSA–APOA, pp.231–233

118. Trillat A. (1973). “Chirurgie de genou, Masson, Paris.

119. Walker P. S. Erkman M. J. (1975). “The role of the menisci in forcetransmission across the knee, Clin. Orthop,(109), pp.184–192.

120. Weinand C Adams SB Jr Peretti GM, Randolph MA, Savvidis E, Gill TJ., (2006). “Healing potential of transplanted allogeneic chondrocytes of three different sources in lesions of the avascular zone of the meniscus: a pilot study, Arch Orthop Trauma Surg.,. Nov, 126 (9), pp.599–605.

121. Wirth C. R. (1981). “Meniscal repair, Clin. Orthop,, pp.153–157.

TIẾNG ĐỨC

122. Bragard K. (1930). “Ein neues Meniskuszchen, Grundsotliches zus Untersuchung des Kniegekenkes. Munch. Med. Wschr., (77), pp.682.

123. Gebhardt K. (1933). “Der bandschaden des kniegekenkes, Bar. Leipzig.

124. Kromer K. (1944). “Derverletzte Menisku, Maudrich, Wien.

125. Kummer B. (1986). “Die biomechanik des knieglenkesnach meniskektomie, Arthoskopische Meniskschirugie, Enke, pp.30.

126. Rabenseifner L.T., Resch F. Gohlke (1986). “Die sonographiesche Untersuchung des Kniegelenkes– eine experimentle ind klinische Studie, Vortrag, 34. Jahrestagung der Verenigung Suddeutscher Orthopaden, Baden– Baden 1986.

127. Reinbach W. (1954). “Die kollagenen fibrillen in de kniegelenks meniscen; die ursacheni hrerentstehung und anodnung, Arch. Orthop. Unfallchir, (46), pp.485.

128. Ricklin P., Del Bouno M.S. Ruttimannn A. (1980). “Die Meniskulasion, Thieme, Stuttgart–New York.

129. Ricklin P., Del Bouno M.S. Ruttimannn A. (1980). “Die Meniskuslasion, Orthropade,. 23, pp.143–52.

130. Steinbrich W. et al (1985). “MR des Kniegelenkes. Dartellung der normalen Anatomie und pathologischer Befunde mit Oberflachenspulen, Fortschr. Rontgentr., (143), pp.166.

131. Wirth C.J.K., Weismeier K.A. Milachowski (1986). “Die Meniskus transplatationim Tierexperiment und steklinische Ergebnisse, Z. Orthop, (124), pp.508.

132. Zippel H. (1973). “Meniskus verletzungen und– schaden, Barth, Leipzig.

TIẾNG PHÁP

133. Beaufils P. (2004). “Réparation Méniscale , Rev Chir Orthop Reparatrice Appar Mot,. 90(8).

134. Cabot J.R. (1946). “La pneumografia en el diagnostico de los traumas meniscales de la rodilla, Mede. Clin (Barcelona), (7), pp.327.

135. Dubos J.P. (1999). “Historique de L’arthroscopie, Société francaise d’arthroscopie, Elsevier, pp.15–17.

136. Gerngross H., Sohn Ch. (1997). “Meniscus sonographie, Langerbecks Archiv fur Chirugie. 153, pp.73–78.

137. Lerat J.L. (2005). Sémiologie Traumatologie du Genou.

138. Orengo P., Zahlaoui J. (1999). “Chirurgie des ménisque, Encyl Médchir France. 44785, 4–10–06, pp.18.

139. Saragaglia (2003). “La pathalogie mécanisque du genou, Faculté demédecin de Grenoble, Mars.

 

 

0 0 votes
Rate Articles
Subscribe
Notify of
guest

0 Feedback
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments