Table of contents
- 1 1. LÂM SÀNG
- 2 1.1. Đau chói hay đau khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối
- 3 1.2. Kẹt khớp
- 4 1.3. Tràn máu khớp gối
- 5 1.4. Các nghiệm pháp lâm sàng
- 6 1.4.4. Đau khi gấp, duỗi gối và xoay cẳng chân
- 7 2. CẬN LÂM SÀNG
- 8 2.1. Chụp X-quang thẳng nghiêng
- 9 2.2. Chụp cản quang sụn chêm khớp gối [91]
- 10 2.3. Chụp CT-scanner có cản quang [91]
- 11 2.4. Siêu âm khớp
- 12 2.5. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- 13 2.6. Thăm khám khớp bằng nội soi
1. LÂM SÀNG
Đau khe knee joint, tràn dịch khớp gối, dấu hiệu kẹt khớp và lục khục trong khớp, teo cơ tứ đầu đùi, là những dấu hiệu cơ năng mà bệnh nhân đến khám nhiều ở bệnh viện. Các dấu hiệu này cùng với hỏi tiền sử chấn thương một cách cẩn thận, giúp cho người thầy thuốc định hướng phối hợp các phương pháp khác để hướng tới chẩn đoán thương tổn meniscus.
1.1. Đau chói hay đau khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối
– Bệnh nhân thường cảm thấy đau chói ngay sau chấn thương, kèm theo nghe thấy tiếng “lục khục” trong khớp. Cảm giác đau thường khu trú ngay tại vị trí chấn thương, có thể ở phía trước hay ở phía sau và ít lan ra xung quanh. Khai thác kỹ điểm đau chói có thể xác định được vị trí sụn chêm rách.
– Giải thích nguyên nhân đau khi sụn chêm bị thương tổn cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Theo De Palma A.F. khi phần nền sụn chêm bị thương tổn có thể rách bao khớp hoặc cùng với lực chấn thương có thể gây giãn hoặc đứt lateral ligament, lúc đó sẽ gây cảm giác đau cho bệnh nhân [61]. Tuy nhiên, trong trường hợp không có tổn thương dây chằng và bao khớp phối hợp hoặc phần rìa sụn chêm, vị trí không có mạch máu và thần kinh thì nguyên nhân gây đau không giải thích được.
1.2. Kẹt khớp
– Là dấu hiệu thường gặp trong thương tổn sụn chêm, nhưng không phải là dấu hiệu đặc hiệu.
– Kẹt khớp có thể gặp trong bệnh lý sụn chêm hình đĩa, chuột khớp, sai khớp xương bánh chè, các bệnh lý sụn khớp hoặc hiếm gặp hơn là trong bệnh lý quá phát dây chằng Hoffa [101].
– Tuy nhiên, trước bệnh nhân có dấu hiệu kẹt khớp sau chấn thương mà không có hình ảnh tổn thương trên phim X-ray, điều đầu tiên nên nghĩ đến là tổn thương sụn chêm, mà điển hình là tổn thương dạng quai xách.
1.3. Tràn máu khớp gối
– Là dấu hiệu hằng định nhất trong tổn thương sụn chêm. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ tính đặc trưng của tràn máu khớp gối trong thương tổn sụn chêm với thương tổn dây chằng. Trong tổn thương sụn chêm, tràn máu khớp gối thường xuất hiện muộn, thường là ngày thứ hai sau chấn thương trong khi trong chấn thương dây chằng thường là ngay trong những giờ đầu. Tuy nhiên, theo Triliat A., trong những trường hợp chấn thương mạnh, tổn thương sừng sau của sụn chêm kèm theo có rách bao khớp phía sau, dịch khớp kèm theo máu tụ sẽ chảy ra ngoài khớp và nằm tại tổ chức dưới da [75].
– Chọc hút và đánh giá tình chất máu tụ trong khớp có giá trị trong chẩn đoán phân biệt các thương tổn tại khớp gối. Theo Noyes F.R, trong tổn thương sụn chêm, máu tụ thường lẫn với huyết thanh, có màu trong. Trong tổn thương dây chằng là dịch máu đơn thuần, còn nếu dịch máu có lẫn váng mỡ là có tổn thương xương kèm theo [118].
1.4. Các nghiệm pháp lâm sàng
– Các nghiệm pháp lâm sàng đánh giá thương tổn sụn chêm đều dựa trên nguyên tắc dịch chuyển của sụn chêm trong quá trình gấp, duỗi gối và dấu hiệu đau của meniscus tear khi bị đè, ép hoặc có ngoại lực tác động vào.
– Có nhiều nghiệm pháp nhưng nhìn chung có thể chia thành những nhóm như sau:
1.4.1. Điểm ấn đau khu trú
- Nghiệm pháp Bragrad:
Nghiệm pháp Bragrad được Bragard K. mô tả lần đầu tiên năm 1930 dựa trên sự dịch chuyển của sụn chêm khi gối gấp và xoay.
Bệnh nhân nằm ngửa, khớp gối gấp khoảng từ 30 đến 90 độ. Ngón tay người khám đặt vào điểm đau, tay còn lại nắm lấy cổ chân và xoay cẳng chân.
Nếu tổn thương sụn chêm trong, bệnh nhân sẽ đau khi cẳng chân xoay trong và ngược lại sẽ đau bên ngoài khi xoay cẳng chân với bệnh nhân tổn thương sụn chêm ngoài [122].
- Nghiệm pháp Steinmann II:
Thực hiện tương tự như nghiệm pháp Bragrad nhưng ngón tay người khám đặt vào khe khớp. Tay còn lại nắm cổ chân bệnh nhân và từ từ gấp gối lại khi đánh giá tổn thương sừng sau và duỗi gối ra khi đánh giá tổn thương sừng trước.
Dấu hiệu này dựa trên sự dịch chuyển của sụn chêm trên mâm chày khi gấp duỗi gối [109].
1.4.2. Đau khi đè ép
- Nghiệm pháp Boehler:
Năm 1955, Boehler L. phát hiện thương tổn sụn chêm qua cảm giác đau của bệnh nhân khi sụn chêm bị đè ép giữa lồi cầu và mâm chày.
Để đánh giá thương tổn sụn chêm trong sẽ làm động tác há khe khớp bên ngoài để qua đó ép khe khớp bên trong và làm ngược lại với sụn chêm ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau tại khe khớp bị há thì dây chằng bên bị tổn thương [132].
- Nghiệm pháp Kroemer:
Được Kroeme K. mô tả năm 1944, thực hiện tuơng tự dấu hiệu của Boehler. Tuy nhiên, song song với việc làm há khe khớp bên trong hoặc bên ngoài thì tiến hành gấp duỗi gối.
Khi tiến hành song song hai quá trình này sẽ phát hiện ra dấu hiệu đau của sụn chêm khi bị đè ép được chính xác hơn [123].
- Nghiệm pháp Payr:
Năm 1936, Payr E. mô tả dấu hiệu đánh giá thương tổn sừng sau sụn chêm trong khi ép khe khớp bên trong và gấp gối quá mức.
Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân đau khe khớp bên trong ở tư thế ngồi xếp bằng hoặc có thể thực hiện ở tư thế nằm [85].
- Nghiệm pháp Cabot:
Dấu hiệu Cabot để đánh giá thương tổn sừng sau sụn chêm ngoài khi há khe khớp bên ngoài và gấp gối quá mức.
Bệnh nhân nằm ngửa, gấp gối và bắt chéo sang đùi bên lành. Một tay người khám ôm lấy khớp gối và ngón tay đặt vào khe khớp bên ngoài, tay còn lại ôm lấy cổ chân bệnh nhân và đối lực không cho khớp gối duỗi ra.
Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân không duỗi khớp gối do đau [134]
1.4.3. Đau khi mâm chày xoay quanh lồi cầu đùi
- Nghiệm pháp Steinmann I:
Bệnh nhân nằm ngửa, hoặc ngồi gấp háng và gấp gối. Một tay người khám ôm lấy khớp gối, tay còn lại ôm lấy bàn chân bệnh nhân và xoay trong hoặc xoay ngoài cẳng chân để đánh giá thương tổn sụn chêm ngoài hoặc sụn chêm trong tương ứng qua cảm giác đau của bệnh nhân.
Vì sụn chêm trượt trên mâm chày khi gấp duỗi gối nên khi thực hiện nghiệm pháp ở các tư thế gấp duỗi gối khác nhau có thể chẩn đoán được khu trú vị trí sụn chêm bị tổn thương [124]
1.4.4. Đau khi gấp, duỗi gối và xoay cẳng chân
- Nghiệm pháp Mac Murray:
Được Mac Muray mô tả năm 1942 dựa trên hiện tượng “lục khục” trong khớp gối khi sụn chêm bị rách [85].
Bệnh nhân nằm ngửa, gối gập tối đa, một tay nắm giữ bàn chân xoay ngoài, tay còn lại giữ khớp gối, sao cho ngón tay cảm nhận được khe khớp. Lúc này cho gối duỗi ra từ từ kết hợp dạng và xoay ngoài, cảm giác nghe tiếng lục khục trong khớp là dương tính (ý nghĩa rách sụn chêm trong)
Khám sụn chêm ngoài tương tự, một tay giữ gối và một tay khép để tìm tổn thương sụn chêm ngoài
3.7
3.7.1
1.4.5. Đau khi sụn chêm bị ép và xoay cẳng chân
- Nghiệm pháp Appley:
Được Appley mô tả năm 1947, dựa vào cảm giác đau của bệnh nhân khi sụn chêm rách bị ép giữa lồi cầu đùi và mâm chày [42].
Bệnh nhân nằm sấp trên bàn khám với gối gấp 90o.
Ép: dùng tay ấn từ gót, tạo lực ép từ mâm chày lên lồi cầu đùi, kèm theo xoay trong và xoay ngoài cẳng chân, nếu sụn chêm rách mảnh rời bị ép kẹt vào giữa hai khe khớp và gây đau chói ở bên sụn chêm rách
Kéo dãn: tư thế tương tự nhưng dùng lực kéo dãn khe khớp gây đau để phân biệt với đau do đứt dây chằng bên với đau do tổn thương sụn chêm bị rách.
– Theo Wirth C.J., nghiệm pháp Apley có thể đạt được độ chính xác đến 85% trong xác định thương tổn sụn chêm [131].
– Ngoài ra, còn có nhiều phương pháp thăm khám sụn chêm như phương pháp Test de Cyriax, Test troisier, Test Cridu ménique [75],[99],[138]. Mỗi phương pháp đạt được có độ chính xác khác nhau, vì vậy, để có một kết quả chẩn đoán chính xác và khách quan hơn. Một số tác giả khuyên nên phối hợp các nghiệm pháp khi thăm khám.
– Năm 1916, Konjetzny G. đã thực hiện kỹ thuật tương tự để chẩn đoán thương tổn sụn chêm và cho rằng cơ chế gây đau khi thực hiện nghiệm pháp này là do phần sụn chêm rách bị giằng giật quá mức khỏi phần lành khi cẳng chân xoay quanh lồi cầu đùi.
– Theo Zippel H. các nghiệm pháp thăm khám lâm sàng chẩn đoán thương tổn sụn chêm có tỷ lệ chính xác khoảng từ 60 đến 95% tùy theo từng nghiệm pháp [132]. Ricklin P. cho rằng cần phối hợp nhiều nghiệm pháp khác nhau để có tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao nhất. Tác giả khuyên khi nghiệm pháp dương tính có thể nghĩ đến thương tổn sụn chêm nhưng cũng không nên loại trừ trong trường hợp nghiệm pháp âm tính [128]. Năm 1985, Rodriguez M. và Hauser R. khi đối chiếu kết quả các nghiệm pháp thăm khám lâm sàng với kết quả thu được qua arthroscopy nhận thấy các nghiệm pháp cho kết quả chẩn đoán chính xác, tỷ lệ chẩn đoán âm tính giả cũng như dương tính giả hoàn toàn khác nhau
Table 3.1. Tỷ lệ chẩn đoán các nghiệm pháp theo Rodriguez
Nghiệm pháp | Tỷ lệ chẩn đoán (%) | ||
Chính xác | Âm tính giả | Dương tính giả | |
Apley | 87,6 | 5 | 7,3 |
Mc Murray | 74,2 | 15,4 | 10,4 |
Steinmann | 64,1 | 16,4 | 19,4 |
Bragard | 35,4 | 6,7 | 60,3 |
– Giải thích điều này, tác giả cho rằng mặc dù đều dựa trên nguyên tắc tìm cảm giác đau của bệnh nhân khi sụn chêm bị thương tổn bị co kéo, đè ép và có ngoại lực tác động vào xong mỗi nghiệm pháp khai thác các yếu tố này khác nhau. Các nghiệm pháp tìm điểm đau khu trú của bệnh nhân khi ấn vào khe khớp thường cho độ chính xác thấp vì thường lệ thuộc vào mức độ nhạy cảm của bệnh nhân. Mặc dù độ chính xác của các nghiệm pháp thuộc nhóm này không cao nhưng chúng vẫn được áp dụng vì cho tỷ lệ âm tính giả rất thấp (6,7%).
– Với tỷ lệ chẩn đoán chính xác 64,1% của nhóm nghiệm pháp dựa vào cảm giác đau của bệnh nhân khi lồi cầu đùi xoay trên mâm chày, tác giả cho là chấp nhận được khi việc tiến hành nghiệm pháp thuộc nhóm này khá đơn giản.
– Tỷ lệ chẩn đoán xác định của nghiệm pháp Mac Murray là 74,2% được tác giả cho rằng tin cậy được. Theo tác giả ưu điểm của nghiệm pháp Mac Murray là không chỉ dựa vào cảm giác đau của bệnh nhân khi bị đè ép giữa lồi cầu đùi với mâm chày mà còn dựa vào cảm giác “lục khục” trong khớp trong những trường hợp sụn chêm có tổn thương không vững.
– Việc tìm cảm giác đau của bệnh nhân qua hiện tượng sụn chêm bị đè ép giữa lồi cầu đùi với mâm chày, bị giằng giật khi lồi cầu đùi xoay trên mâm chày và xô đẩy ở các tư thế gấp duỗi gối khác nhau trong nghiệm pháp Appley cho tỷ lệ dương tính là 87,6%. Giải thích điều này, tác giả cho rằng nghiệm pháp Appley đã khai thác tối đa cảm giác đau của bệnh nhân khi sụn chêm tổn thương bị tác động trên cả ba chiều không gian, điều này dẫn đến tỷ lệ chẩn đoán chính xác của nghiệm pháp này là cao nhất.
– Nghiên cứu của tác giả Võ Thành Toàn và cộng sự cho thấy rằng tất cả bệnh nhân đều có dấu hiệu đau khe khớp (72/72 bệnh nhân). Ngoài ra, có 32/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 44,44%) than phiền có biểu hiện lục khục trong khớp khi gấp duỗi gối và có 27/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 37,50%) than phiền có hiện tượng kẹt khớp. Chỉ có 3/72 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 4,17%) có teo cơ đùi (các bệnh nhân teo cơ đùi này đều nằm trong số những bệnh nhân đến khám muộn) [21].
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân khi có dấu hiệu kẹt khớp và lục khục trong khớp là có thương tổn sụn chêm mà có thể có những nguyên nhân khác như chuột khớp hoặc dị vật trong khớp. Theo tác giả Võ Thành Toàn và cộng sự, bộ ba triệu chứng hướng tới chẩn đoán rách sụn chêm là điểm đau chói tại khe khớp, cảm giác lục khục trong khớp hay kẹt khớp, dấu hiệu Mc Murray dương tính.
2. CẬN LÂM SÀNG
2.1. Chụp X-quang thẳng nghiêng
Đây là phương pháp hay dùng, nên chụp hai bên khớp để so sánh, tuy nhiên, không xác định được thương tổn sụn chêm mà chỉ cho phép loại trừ các bệnh lí khác như dị vật khớp gối, osteoarthritis, inflammation of the bone sụn khớp kèm theo.
Việc sử dụng X-quang trong chẩn đoán thương tổn phần mềm khớp gối còn nhiều hạn chế bởi tính chất không cản quang của các thành phần này.
2.2. Chụp cản quang sụn chêm khớp gối [91]
Trước đây, một số tác giả như Werdorff K.R và Robinson H. (1905), Hoffa A. (1906), Dittmar O., Magnusson W. và Long L. sử dụng khí làm chất đối quang bơm vào khớp gối để phát hiện những thương tổn phần mềm khớp gối và thu được kết quả 90 – 95% những thương tổn sụn chêm.
Năm 1948, Lindblom K. đã hoàn thiện phương pháp sử dụng chất cản quang tan trong nước thuộc loại Petabrodil 35% để chẩn đoán thương tổn khớp gối và thu được kết quả tốt. Cho đến nay, có ba phương pháp được thực hiện tùy thuộc vào chất cản quang được sử dụng. Đó là dùng chất cản quang dạng khí, dạng dầu hoặc dùng phối hợp cả hai loại.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp xâm nhập và chỉ nghĩ đến không nên chẩn đoán xác định. Ngày nay, chụp X-quang có cản quang khớp gối chỉ mang ý nghĩa lịch sử trong chẩn đoán rách sụn chêm.
2.3. Chụp CT-scanner có cản quang [91]
Để phát hiện rách sụn chêm, cả hai phương pháp: CT-scanner tiêm thuốc nội khớp và MRI đều có độ chính xác như nhau. Nhưng CT-scanner có thuận lợi thêm là mô tả cấu trúc xương và do độ phân giải không gian cao, rách rất nhỏ có thể thấy rõ hơn và thuận lợi khác là CT-scanner tiêm thuốc nội khớp cung cấp hình ảnh sụn chính xác, ngay cả sau khi có cấy ghép hoặc thiết bị chỉnh hình trong hoặc quanh khớp. Đặc biệt là đối với CT-scanner đa lát cắt.
Bất tiện chủ yếu của kỹ thuật này là tia xạ và nguy cơ liên quan với việc tiêm thuốc trực tiếp nội khớp như nhiễm trùng khớp hoặc phản ứng dị ứng với thuốc cản quang iod.
Do đó, CT-scanner tiêm thuốc cản quang nội khớp là một lựa chọn có giá trị ở bệnh nhân có chống chỉ định với MRI hoặc ở bệnh nhân có đặt thiết bị chỉnh hình khớp gối.
2.4. Siêu âm khớp
Năm 1986, Rabenseinfner L. sử dụng đầu dò siêu âm tần số 7,5 MHz chẩn đoán chính xác thương tổn đường rách dọc theo chiều dài sừng sau sụn chêm. Tác giả nhận thấy với những tổn thương sừng sau sụn chêm rất dễ dàng nhận thấy trên siêu âm [126]
Gergross H. và cộng sự (1986) khi đối chiếu kết quả giữa siêu âm và qua nội soi khớp nhận thấy tỷ lệ chẩn đoán xác định của siêu âm trong thương tổn sụn chêm khoảng 70 đến 90% tùy thuộc vào kinh nghiệm của người làm siêu âm. Tác giả nhận thấy qua siêu âm có thể phát hiện được sự thay đổi cấu trúc sụn chêm dù những thay đổi cấu trúc này rất nhỏ. Sự thay đổi này có thể không gây rách sụn chêm vào thời điểm đó nhưng sẽ dẫn đến hiện tượng rách sụn chêm sau này [136].
2.5. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Phương pháp tạo ảnh cộng hưởng từ được Bloch và Purcell phát hiện năm 1945. Đến năm 1976 – 1980 các tác giả Mansfeild, Damian mới ghi được hình ảnh đầu tiên trên người, đến nay phương pháp này càng được ứng dụng rộng rãi và có độ tin cậy cao, theo Norwood và Shields [6] cho thấy, độ chính xác của MRI là 91 – 95%. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chụp vì đắt tiền và kết quả phụ thuộc vào người đọc, chất lượng máy. Do vậy, một số tác giả cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
Các dấu hiệu tổn thương sụn khớp trên cộng hưởng từ:
– Về tín hiệu: tăng tín hiệu trên T2W ít nhất phải là một bờ của sụn chêm
– Về hình thái: thấy các đường rách (đường bờ gợn sóng, không đều), hoặc các hình ảnh đặc biệt giúp cho chẩn đoán rách sụn chêm dù không thấy đường rách như: dấu hiệu “hai sừng trước” (do sừng sau bị rách đẩy ra phía trước), dấu hiệu “quai xô nước”, “dây chằng rear cross kép” trong rách quai xách, dấu hiệu sụn chêm bị mỏng đi ở phía bao khớp, dày lên về phía bờ tự do,…
Theo Steinbrich W. nếu phối hợp với thăm khám lâm sàng thì độ chính xác của chụp cộng hưởng từ khoảng 90% [130]. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm đắt tiền và kết quả phụ thuộc vào người đọc, chất lượng máy. Do vậy, một số tác giả cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là khai thác medical history và khám lâm sàng [130].
2.6. Thăm khám khớp bằng nội soi
Có thể thấy, dựa vào khám lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường đã có thể biết được sụn chêm có thương tổn hay không. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là chẩn đoán sơ bộ, kết quả chưa đạt như mong muốn vì không thể biết rõ ràng vị trí rách, loại rách. Nội soi khớp cho phép quan sát và tiếp xúc trực tiếp từng thành phần trong ổ khớp nên là một kỹ thuật chẩn đoán chính xác nhất, giúp phẫu thuật viên đề ra được giải pháp điều trị cụ thể và tiên lượng được mọi diễn biến đối với khớp. Các tác giả đều cho rằng, sau khi đã có chẩn đoán lâm sàng, nghi ngờ có thương tổn thì tốt nhất là thực hiện nội soi khớp gối để vừa xác định lại chẩn đoán vừa có thể đồng thời điều trị tổn thương [101].
Năm 1913, Eugen Bircher, một phẫu thuật viên Thụy Sỹ đã quan tâm đến việc làm thế nào để có thể quan sát và đánh giá các thay đổi bệnh lý của các thành phần trong khớp gối.
Năm 1921, lần đầu tiên ông công bố kết quả 18 trường hợp được nội soi khớp gối, trong đó 13 trường hợp được chẩn đoán chính xác, 3 trường hợp không rõ ràng và 2 ca bị lao khớp nên không quan sát được [60]. Cũng trong thời gian này tại Nhật Bản, Kenji Takagi đã thành công trong việc sử dụng nội soi để đánh giá những thương tổn ở những bệnh nhân bị lao khớp gối bằng cách đưa ống kính soi qua đường rò của khớp.
Sau những thành công của Eugen Bircher và Kenji Takagi, việc sử dụng nội soi để chẩn đoán bệnh lý khớp gối đã được ứng dụng ở một số nước trên thế giới. Ví dụ như tại Mỹ năm 1925 bởi Philipp Kreuscher, tại Hà Lan và Đức năm 1937 bởi Hustinx Roland và Rene Sommer, tại Pháp năm 1955 bởi Hurter [75],[96],[124],[135]. Các tác giả đều thừa nhận rằng với những ống kính có kích thước nhỏ đã giúp cho việc có thể quan sát rõ các thành phần trong khớp, đánh giá những thay đổi bệnh lý, từ đó đưa ra những chỉ định điều trị thích hợp [44],[138].
Có thể thấy, nội soi khớp gối là phương pháp tốt nhất để xác định các tổn thương trong khớp gối, mọi hình ảnh tổn thương đều được quan sát bằng mắt thường thông qua camera đưa hình ảnh từ bên trong gối ra màn hình. Với kỹ thuật nội soi, có thể thấy được trực tiếp vị trí rách, loại rách, màu sắc thật của sụn chêm và các tổn thương phối hợp. Tuy nhiên, đây là phương pháp can thiệp nên có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn, thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về vô khuẩn.
Tóm lại, trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng các phương tiện giao thông và phong trào tập luyện thể dục thể thao ngày càng phát triển sâu rộng, làm cho số lượng chấn thương khớp gối nói chung và thương tổn sụn chêm nói riêng ngày càng tăng.
Chấn thương kín khớp gối nói chung và tổn thương sụn chêm nói riêng là lý do bệnh nhân đến khám nhiều ở bệnh viện. Việc chẩn đoán chính xác thương tổn sụn chêm dựa vào lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn dựa vào tiền sử chấn thương của bệnh nhân cùng với các dấu hiệu như: sưng đau khớp gối, dấu hiệu kẹt khớp, hiện tượng lục khục trong khớp, teo cơ tứ đầu đùi,… Các dấu hiệu trên không phải là đặc hiệu, đây chỉ là những dấu hiệu thường gặp trong phần lớn các chấn thương khớp gối có gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp.
Có nhiều nghiệm pháp để khám chẩn đoán thương tổn sụn chêm khớp gối như: đau khe khớp gối khi ấn ngón tay, Steinmann B., Apley A.C., McMuray T.P. Tuy nhiên, độ chính xác của các nghiệm pháp này không cao. Do đó một số tác giả khuyên nên phối hợp các phương pháp khác nhau để có kết quả chính xác hơn.
Bên cạnh đó, tác giả Võ Thành Toàn và cộng sự đánh giá rất cao vai trò của MRI. Đây là một phương pháp hiện đại, được áp dụng nhiều nơi ở nước ta. Mặc dù khả năng phát hiện tổn thương sụn chêm cũng chỉ ở mức độ nhất định, không phải là tuyệt đối. Trong lô nghiên cứu của tác giả, 100% các bệnh nhân đều được chụp cộng hưởng từ. Tác giả đã so sánh độ phù hợp chẩn đoán thương tổn của cộng hưởng từ với nội soi về sụn chêm trong, ngoài, dùng phương pháp kiểm định sự phù hợp bằng hệ số Kappa, thấy mức độ phù hợp là từ khá đến tốt chứ không phải cao độ [21]. Điều này cũng phù hợp với tác giả Hoffelner T. [72], nghiên cứu của tác giả này cũng chỉ ra rằng chụp cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán chính xác thương tổn sụn chêm với tỷ lệ cao, tuy nhiên, vẫn có trường hợp bỏ sót thương tổn vì các lý do khác nhau như kỹ thuật chụp hoặc những trường hợp rách ngắn, rách ngang ở phần trung tâm hoặc rách dọc theo chiều dày.
Cũng trong nghiên cứu của tác giả Võ Thành Toàn và cộng sự: với tổn thương ở sụn chêm trong thì chẩn đoán chính xác 36/48 trường hợp (chiếm tỷ lệ 75%), còn ở sụn chêm ngoài là 22/24 trường hợp (chiếm tỷ lệ 91,67%) [21]. Kết quả này có khác với các tác giả nước ngoài, nghiên cứu của các tác giả này cho thấy nếu thực hiện đúng, hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương sụn chêm trong có độ nhạy và độ đặc hiệu là 90%, còn với sụn chêm trong độ nhạy là 80% và độ đặc hiệu là 90%. Có sự khác biệt này, có thể là do những trường hợp rách ở vùng rìa của sừng sau, sát bao khớp dễ bị nhầm là vùng sụn chêm ngoài không liên kết với bao khớp nên để sót tổn thương khi đọc hình ảnh MRI.