U Xương Và Phần Mềm

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn
Gãy xương thuyền

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong, sinh viên phải nắm được:

  1. Nêu rõ và phân tích tầm quan trọng của việc kết hợp các bác sĩ lâm sàng – hình ảnh học y khoa – giải phẫu bệnh trong chẩn đoán, điều trị một u xương.
  2. Kể rõ và phân tích đặc điểm tuổi trong chẩn đoán u xương.
  3. Kể rõ và phân tích đặc điểm vị trí u trong chẩn đoán u xương.
  4. Mô tả và phân tích đặc điểm X-quang trong chẩn đoán u xương.
  5. Nắm được phân nhóm của u phần mềm.
  6. Phân giai đoạn được các u phần mềm và xử trí.

U XƯƠNG

ĐẠI CƯƠNG

Các u xương là hiếm gặp.

U VÀ TỔN THƯƠNG DẠNG U XƯƠNG

Đặc điểm tổng quát

Việc chẩn đoán và phân loại u, tổn thương dạng u xương rất phức tạp, khó khăn, còn nhiều tranh luận bàn cãi vì:

  • Các tế bào trung mô rất đa năng và quá trình tạo xương rất động, nên ngay trong một u xương cũng có nhiều loại mô, tế bào khác nhau. Vì vậy, việc phân định ranh giới các u nhiều khi rất khó.
  • Có nhiều tổn thương phối hợp trong cùng một u. Bên cạnh mô u, có thể thấy mô phản ứng, mô tái tạo tu bổ sau hoại tử, xuất huyết, phẫu thuật hoặc gãy xương bệnh lý,…
  • Trong quá trình phát triển, u có thể có các giai đoạn thoáng qua hoặc lúc đầu u biệt hóa theo hướng này về sau lại theo hướng khác.
  • Nhiều u xương có nguồn gốc tạo mô chưa biết rõ. Ví dụ, u đại bào, u “men răng,…”
  • Nhiều trường hợp khó xác định là một u thật sự hay là tổn thương dạng u, dị tật bẩm Ví dụ, u sụn xương, u lành xương, u dạng xương,…
  • Nhiều loại u có tính chất lành hay ác khó xác định nhưng xâm lấn phần mềm, có khả năng tái phát và di căn. Ví dụ: u đại bào, u sụn sợi nhầy, u nguyên bào sụn,… Chúng tôi xếp vào nhóm giáp biên ác.
  • Càng ngày, bản chất thật sự của nhiều u được xác định và một số u mới được tìm Ví dụ, u mô bào lành và ác tính,…
  • Nhiều bệnh của xương (viêm, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết,…) có các dữ kiện lâm sàng – X-quang và đôi khi cả hình ảnh vi thể giống một u xương. Ví dụ, bệnh von Recklinghausen của xương do u hoặc tăng sản tuyến cận giáp.
  • Triệu chứng lâm sàng thường không nhiều, ít đặc hiệu; các hình ảnh X-quang khó đánh giá và dễ gây nhầm lẫn, nhất là đối với bác sĩ không chuyên khoa về bệnh xương.
  • Tuy nhiên, đa số các u xương đều tuân theo một số quy luật nhiều khi rất nghiêm ngặt, nên dựa vào lâm sàng – X-quang (đặc biệt về tuổi, vị trí, độ X-quang) là có thể đoán được và chẩn đoán phân biệt được phần lớn các u xương.
  • Vì mỗi u và tổn thương dạng u xương có phương pháp điều trị và tiên lượng rất khác nhau nên cần luôn luôn kết hợp ba bác sĩ lâm sàng – hình ảnh học y khoa – giải phẫu bệnh để chẩn đoán và điều trị

1. Phân loại u và tổn thương dạng u xương

Có thể nói mỗi chuyên gia về u xương đều có bảng phân loại riêng. Chúng tôi chia các u xương làm ba nhóm:

  • U lành: u tiến triển chậm và ngừng sau một thời gian, thường trùng với thời kỳ ngưng tăng trưởng của bộ xương, vi thể lành tính.
  • U lành, không hóa ác: có nguồn gốc không thuộc mô sụn và mô bào.
  • U lành, đôi khi hóa ác: có nguồn gốc từ mô sụn và mô bào.

Bảng 30.1. Phân loại y và tổn thương dạng u xương

Nguồn gốc tạo mô

Tổn thương dạng u

U lành, không hóa ác

U lành, đôi khi hóa ác

U giáp biên ác

U ác

 

 

 

Mô xương

 

•  Nghịch sản sợi

•  Nghịch sản sợi xương

•  U lành xương

•  U lành dạng xương

•  U nguyên bào xương

 

 

 

U nguyên bào xương “tấn công”

•  Sarcom tạo xương

•   Sarcom cận vỏ

•  Sarcom màng xương

 

 

Mô sụn

 

 

•  U lành sụn (1, nhiều nơi)

•  U sụn xương (1, nhiều nơi)

 

•  U sụn sợi nhầy

•  U nguyên bào sụn

 

 

Sarcom sụn

 

Mô tủy

 

 

 

 

•   Lymphom

•  U tủy tương bào

 

 

Mô bào

•  Bệnh thực bào mỡ

•  Bệnh mô bào X

 

 

U lành mô bào (sợi)

 

 

U ác mô bào (sợi)

 

Nguồn gốc tạo mô

Tổn thương dạng u

U lành, không hóa ác

U lành, đôi khi hóa ác

U giáp biên ác

U ác

 

 

Mô sợi

 

•  U sợi hóa xương

•  U sợi không hóa xương

 

 

U sợi dạng bó

 

 

Sarcom sợi

 

 

Mạch máu

 

Bọc phình mạch xương

 

U lành mạch máu

 

U mạch nội mô

U mạch chu bào

 

Sarcom mạch máu

Nguyên sống

 

 

 

 

•   U nguyên sống

Mô mỡ

 

U lành mỡ

 

 

•   Sarcom mỡ

 

Mô khác thần kinh

 

Bệnh u sợi thần kinh

•  U bao thần kinh

•  U hạch thần kinh

 

 

 

 

•   Sarcom Ewing

 

•   U nâu

•  Bọc xương đơn độc

 

 

 

U đại bào

 

U men răng

 

Thứ phát

 

 

 

•  U nguyên bào thần kinh

•   Ung thư di căn

(2) U giáp biên ác: có hình ảnh vi thể lành tính nhưng mô u phát triển từ từ và liên tục, có thể phá vỡ xương, xâm lấn phần mềm và di căn xa (hiếm).

(3) U ác: u tiến triển không ngừng, xâm lấn và cho di căn Tính chất ác tính về vi thể có thể rõ rệt hoặc không.

2. Dịch tễ học

U xương nguyên phát hiếm gặp, loại ác hay gặp hơn loại lành và giáp biên ác; giới nam hay gặp hơn giới nữ. U ác xương chiếm 1% tổng số các ung thư. Ba loại hay gặp nhất là sarcom tạo xương, u sụn xương và u đại bào chiếm 61% các u xương; kế đến là sarcom sụn, u lành sụn và lymphom. Sáu loại này chiếm 80% tổng số u xương. Các tổn thương dạng u hay gặp là bọc phình mạch xương, bọc xương đơn độc và nghịch sản sợi.

Nguồn gốc tạo mô thường nhất từ mô sụn và mô xương chiếm khoảng 2/3 tổng số, kế đến từ mô tủy, mô sợi,…

U xương nguyên phát thường xảy ra nhất ở lứa tuổi từ 10 – 30 (68%), tương ứng với độ tuổi xương tăng trưởng mạnh. U xương rất hiếm gặp ở tuổi dưới 10 và xuất độ giảm hẳn sau 40 tuổi. Các u lành thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên. U ác ở tuổi dưới 25 là sarcom tạo xương, sarcom Ewing. U ác ở người nhiều tuổi là u tủy tương bào, u nguyên sống và nhất là carcinom di căn. Các u khác ở người trưởng thành, trung niên. Nói chung,các u xương xảy ra trong một khoảng tuổi là 20 năm và có mối tương quan rõ rệt với kiểu tạo xương và tốc độ tăng trưởng xương.

U xương hầu hết xảy ra ở tứ chi (84%) và đai chi (7%) tức là các xương hình thành từ quá trình tạo xương nội sụn. U xương rất hiếm xảy ra ở màng xương và các xương tạo bởi quá trình tạo xương màng (2,7%). Ở tứ chi, u thường thấy nhất ở vị trí gần gối (2/3) và xa khuỷu (16%) tương ứng với vùng đầu – đầu thân xương tăng trưởng mạnh. Hai u ở đầu xương dài xảy ra ở hai lứa tuổi khác nhau là u đại bào (20 – 40 tuổi) và u nguyên bào sụn (dưới 20 tuổi).

Các u ác có nguồn gốc từ mô xương – sụn – sợi ở vùng đầu thân xương dài xương dẹt. U sinh tủy ở vùng thân hoặc đầu thân xương dài và xương dẹt. Các u lành thường ở vùng đầu thân xương dài trừ u lành xương ở xương sọ – mặt. Các xương mình và đai chi là vị trí của sarcom sụn. U ở cung sau xương sống thường lành tính (u nguyên bào xương, bọc phình mạch xương), ở đốt sống thường là carcinom di căn, u tủy tương bào hoặc u hạt ái toan, u lành mạch máu.

3. Lâm sàng

U xương gây sưng, nổi u, đau, nếu ở gần khớp sẽ gây sưng và đau khớp, có thể có tuần hoàn bàng hệ, gãy xương bệnh lý và mất chức năng chi. Các u lành tiến triển chậm, có kích thước < 3 cm, ngoại trừ u lành mạch máu. U giáp biên á tiến triển tương đối chậm, xâm lấn tại chỗ, kích thước thường từ 3 – 5 cm. U ác thường lớn hơn 3 cm, phá hủy xương nhiều, xâm lấn tại chỗ và di căn xa theo đường mạch máu.

U ác tiến triển nhanh, tiên lượng xấu nhất là bệnh Kahler (u tủy tương bào nhiều nơi), sarcom Ewing và sarcom tạo xương. Hiện nay, nhờ đa hóa trị, tiên lượng của sarcom tạo xương được cải thiện rất nhiều.

U ác tiến triển chậm là sarcom sụn, sarcom cận vỏ, u nguyên sống, u men răng của xương dài. Lymphom xương tiến triển chậm hơn, tiên lượng khá hơn so với của hạch. Ngược lại, sarcom sợi của xương có tiên lượng xấu hơn sarcom sợi phần mềm.

Một số u lành như u sụn (một, nhiều nơi), u sụn xương (một, nhiều nơi), u lành mô bào (sợi),… có thể hóa ác.

4. Hình ảnh học y khoa

X-quang quy ước: dù nhiều khi cho hình ảnh không đặc hiệu, nhưng X-quang quy ước là phương pháp ít tốn kém và rất hữu ích. Việc phân tích kỹ các đặc điểm về X-quang giúp gợi ý được tính chất lành/ác, gợi ý chẩn đoán và trong phần lớn các trường hợp giúp phân biệt với u phần mềm.

Giá trị gợi ý chẩn đoán càng lớn khi phối hợp với các dữ kiện lâm sàng, đặc biệt về tuổi và vị trí loại xương nào bị bệnh. Các đặc tính sau đây cần được nghiên cứu:

* Vị trí của u:

X-quang giúp xác định được vị trí trên xương, cho biết u phát triển từ tủy, vỏ hay màng xương. Nếu ở xương dài thì cho biết u ở đầu, đầu thân hay thân xương,… Vị trí là yếu tố rất quan trọng giúp gợi ý chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.

* Đặc điểm X-quang của mô u


Hình ảnh tạo xương: một số u thuộc nhóm tạo xương hoặc có nguồn gốc từ mô xương (u lành xương, u sụn xương, sarcom tạo xương, sarcom cận vỏ, sarcom màng xương,…) và một số carcinom di căn (từ tuyến tiền liệt, carcinom nhú tuyến giáp, tuyến vú,…).

  • Hình ảnh ngấm calci: các u thuộc nhóm sụn hoặc sản xuất mô sụn (các u lành và u ác sụn, một số sarcom tạo xương,…).
  • Hình ảnh hủy xương: hầu hết các u xương nguyên phát và thứ phát đều hủy xương: Độ X-quang theo LODWICK: gồm ba độ I, II, III:

IA: Hủy xương “khối” với đường viền xương đặc; vỏ xương còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị hủy một phần.

IB: Hủy xương “khối” không đường viền xương đặc hoặc vỏ xương bị phình ra hơn 1 cm.

IC: Hủy xương “khối” với hủy vỏ xương hoàn toàn.

II: Hủy xương “khối” kết hợp với kiểu “mối ăn” và/hoặc kiểu “thấm nhập, lan tỏa”.

III: Hủy xương kiểu “mối ăn” hoặc/và “lan tỏa, thấm nhập”.

Có mối tương quan giữa độ X-quang với độ mô học và dự hậu của u.

Bảng 30.2. Giá trị của các phân độ tổn thương u xương

Hudson

Lodwick

Lê Chí Dũng

Độ thấp

IA

U lành, không hóa ác

Độ vừa

IB, IC

U lành, đôi khi hóa ác; u giáp biên ác

Độ cao

II, III

U ác, độ ác thấp; u ác, độ ác cao

Hủy xương “khối”: các u lành, u bọc, u giáp biên ác, u ác không thuộc dòng tủy (trừ một số lymphom và carcinom di căn).

Hủy xương “lỗ nhỏ”: u ác dòng tủy, một số carcinom di căn, đôi khi sarcom sợi, u mạch máu.

Hủy xương kiểu mối ăn, mọt gặm, tằm ăn lá dâu: u ác dòng tủy, nhất là bệnh Kahler, một số carcinom di căn.

  • Vùng chuyển tiếp giữa mô u và mô xương lành: khảo sát kỹ vùng này cho biết tốc độ phát triển của u, tính chất lành ác trong phần lớn các trường hợp và về phản ứng của cơ thể.
  • Phản ứng màng xương: do u kích thích, màng xương có thể tạo xương phản ứng thành dạng vỏ hành, tia lóe mặt trời, tam giác Codman,… thường quan sát thấy trong sarcom tạo xương, sarcom Ewing,…

* Các đặc điểm X-quang khác:

  • U ác có thể hủy vỏ xương và xâm nhập phần mềm. Hình ảnh X-quang là quan sát được một bóng mờ trong phần mềm, có thể thấy rõ hình tảnh tạo xương (đám cỏ cháy trong sarcom tạo xương), hình ảnh ngấm calci (pháo bông, lọn tóc, cục tuyết trong sarcom sụn),…
  • Gãy xương bệnh lý, can xương
  • Kích thước của u

* Nhược điểm của X-quang quy ước

  • Tổn thương chỉ thấy được trên X-quang khi khối xương đã bị mất hơn 30%. Không phát hiện được các tổn thương hủy xương quá nhỏ và các ổ di căn kiểu nhảy cóc.
  • Không phát hiện được nếu tổn thương ở tủy xương cho đến khi đã lan vào vỏ xương.
  • Khó xác định được mức độ u xâm nhập vào phần mềm và lan rộng trong ống tủy.
  • Tổn thương thực tế bao giờ cũng lớn hơn hình ảnh thấy được trên phim X-quang. Động mạch đồ:

Cho phép khảo sát mức độ và sự phân bố của mạch máu trong u là những thông số cần thiết cho việc hóa trị và xạ trị cũng như sự chèn ép hoặc xâm nhập của mô u vào động mạch, đặc biệt khi phối hợp với hình ảnh cộng hưởng từ. Điều này quan trọng trong việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật.

Siêu âm

Không có giá trị trong chẩn đoán u xương. Nếu u xâm nhập phần mềm, siêu âm giúp cho biết mức độ xâm nhập cơ, mạch máu và tính chất đặc hay chứa dịch của mô u.

Chụp X-quang cắt lớp điện toán (CT)

  • Đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương trong xương và ngoài xương giúp ích cho việc phân giai đoạn và chọn lựa loại phẫu thuật.
  • Cho thấy sự hủy vỏ xương, hủy xương dưới vỏ, các gãy xương khó thấy, sự liên quan với mô mềm xung quanh, đặc biệt sự ngấm calci và hóa xương. CT rất hữu ích trong phát hiện các đốm calci nhỏ trong u sụn và đường viền xương phản ứng mỏng trong bọc phình mạch xương.
  • Sau tiêm thuốc cản quang, đánh giá tình trạng phân bố mạch của u và tương quan với mạch máu thần kinh.

CT không thể thay thế X-quang quy ước trong chẩn đoán u xương nguyên phát hay thứ phát. Tuy nhiên, CT đánh giá thương tổn xương và mức độ lan rộng vào mô mềm tốt hơn và giúp phát hiện, đánh giá tốt hơn các tổn thương nhóm xương trục (xương sống, chậu,…) khó thấy trên phim X-quang quy ước. CT ngực phổi giúp khảo sát các tổn thương di căn nhằm phân giai đoạn u xương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị.

Hình ảnh cộng hưởng từ

  • Cho khả năng phát hiện và chẩn đoán sớm, tối ưu để khảo sát mô mềm. Cho tín hiệu chảy mà không cần thuốc tương phản, giúp đánh giá hệ mạch máu tiện lợi và dễ dàng. Tuy không chuyên biệt nhưng cho biết tín hiệu của mô ưu thế (sợi, mỡ, xuất huyết, hoại tử, dịch, mô u sống sót,…).
  • Nhiều mặt khảo sát (mặt cắt vòng, mặt cắt nghiêng, cắt theo trục, mặt cắt dọc trục, tái tạo nghiêng, tái tạo nổi) giúp cho phẫu thuật viên thấy một cách chính xác vùng thương tổn; cho biết kích thước, hình dạng, giới hạn, vùng phù quanh u, độ xâm lán.
  • Cho phép thấy rõ hoặc khám phá sự lan rộng của u trong xương, vào phần mềm, vào khớp, dọc theo các dây chằng và các di căn nhảy cóc. Khi có các khớp nhân tạo, hình ảnh cộng hưởng từ vẫn phát hiện được sự tái phát của u nếu có.
  • Phương pháp này không cho phép xác định chính xác các đường gãy xương hoặc hủy vỏ xương, ngấm chất khoáng như chụp cắt lớp điện toán.

Vai trò của CT và MRI chủ yếu là phân giai đoạn, thứ yếu là phát hiện và định tính u. Tổn thương thấy trên CT và MRI thường hơi lớn hơn so với thực tế.

Nhấp nháy đồ

Nhấp nháy đồ là phương pháp nhạy cảm nhưng không đặc hiệu để chẩn đoán và xếp giai đoạn u xương. Nhấp nháy đồ với Technetium-99m-methylene diphosphonate (99Tc) nhạy cảm và rẻ tiền nhất để phát hiện ung thư di căn xương. Nhấp nháy đồ với Gallium thì tốt hơn trong xác định các ung thư nguyên phát.

Nếu nhấp nháy đồ bình thường (điểm lạnh) thì là u lành. Nếu bất thường (điểm nóng) thì không thể phân định được là viêm, u lành hay u ác. Phương pháp này hữu ích để xác định các vị trí của bệnh lý thể nhiều xương nghịch sản sợi, u sụn xương nhiều nơi, u lành sụn nhiều nơi, u lành mạch máu, bệnh mô bào X.

5. Mô bệnh học

Khi chẩn đoán một u xương, phải chẩn đoán phân biệt với viêm xương và ngược lại. Cần phải sinh thiết để chẩn đoán trước khi điều trị. Mẫu mô sinh thiết cần phải đủ, ở vùng mô u hoạt động, nhiều vị trí nếu được, tránh chỗ xuất huyết hoại tử hoặc mô viêm phản ứng bao quanh u.

Trường hợp cắt bỏ khối u thì gởi toàn bộ cho phòng giải phẫu bệnh chuyên sâu về bệnh lý xương.

Việc khảo sát các đặc điểm đại thể giúp phẫu thuật viên kinh nghiệm đoán được tính chất lành ác, phỏng đoán loại mô học của u nhờ vào tính xâm nhập, màu sắc, mật độ, thành phần cấu tạo,…

Hầu hết trường hợp, việc chẩn đoán xác định dựa vào việc khảo sát các đặc điểm vi thể của u xương nhưng luôn luôn cần được hướng dẫn, soi sáng bởi các dữ kiện lâm sàng

– X-quang – đại thể và thực hiện bởi bác sĩ giải phẫu bệnh chuyên sâu về bệnh lý xương.

Kỹ thuật hóa mô miễn dịch hữu ích trong việc định danh một số u ác nhất, là các sarcom không biệt hóa, sarcom tế bào hình thoi hoặc hình tròn,… cần cho việc điều trị.

Bảng 30.3. Giai đoạn u xương và cách xử trí

Giai đoạn

U

Xử trí

1

U lành, không hóa ác

•   Để yên

•   Nạo/Cắt bỏ nếu có triệu chứng hoặc vì thẩm mỹ

2

U lành, đôi khi hóa ác

•   Để yên – theo dõi

•   Có thể cắt trọn u

3A

U giáp biên ác, trong khoang

•  Cắt trọn u + xử lý lý hóa/Cắt rộng u

3B

U giáp biên ác, ngoài khoang

Cắt rộng u

IA

U ác thấp, trong khoang, KDC

Cắt rộng u

Giai đoạn

U

Xử trí

IB

U ác thấp, ngoài khoang, KDC

Đoạn chi/Cắt rộng u

IIA

U ác cao, trong khoang, KDC

Cắt rộng u/Đoạn chi + Hóa trị + Xạ trị

IIB

U ác cao, ngoài khoang, KDC

Đoạn chi + Hóa trị + Xạ trị

IIIA

U ác, trong khoang, có di căn

Cắt rộng u/Đoạn chi (Cắt u di căn + Hóa trị + Xạ trị)

IIIB

U ác, ngoài khoang, có di căn

Đoạn chi + Hóa trị + Xạ trị/Điều trị tạm bợ

 

6. Phân giai đoạn và xử trí

Trong ba thập niên vừa qua, nhờ đa hóa trị (xạ trị đạt kết quả khá tốt (nhất là đối với sarcom tạo xương) và nhờ việc phân giai đoạn chính xác dựa vào hình ảnh học y khoa hiện đại nên khuynh hướng hiện nay là thực hiện phẫu thuật bảo tồn chi đối với các u ác (xem Bảng 30.3).

U PHẦN MỀM

ĐẠI CƯƠNG

Theo nghĩa rộng, phần mềm gồm những mô của cơ thể không phải xương. Tuy nhiên, theo nghĩa thông dụng thì loại ra các cơ quan nội tạng, các ống phủ bởi lớp biểu mô, thượng bì, tủy xương, hạch thần kinh, hạch lympho. Phần mềm gồm các mô còn lại bao quanh xương đầu cổ, mình và tay chân kể cả mô phần mềm bên trong như mô sợi, mô mỡ, mô cơ, mạch máu, mạch lympho, màng gân – khớp, mô nâng đỡ dây thần kinh ngoại biên,… Mô phần mềm xuất phát từ lá phôi giữa, ngoại trừ tế bào Schwann có từ lá phôi ngoài – thần kinh.

Việc chẩn đoán, phân loại u và tổn thương dạng u phần mềm rất khó khăn, tế nhị và phức tạp vì:

  • Tế bào trung mô biệt hóa để tạo nên các mô phần mềm là một tế bào rất đa năng, rất nhiều loại tế bào khác (mô bào, tế bào màng khớp,…) có khả năng như một nguyên bào sợi sản xuất được sợi võng, sợi
  • Càng ngày càng có nhiều loại u mới được tìm ra và tiêu chuẩn hóa. Ví dụ như u ác đại bào phần mềm.
  • Nhiều tổn thương chưa rõ là do phản ứng hay là một u thật sự. Ví dụ như u sợi, u đại bào màng gân hay còn gọi viêm nốt màng gân – khớp.
  • Nhiều tường hợp rất khó phân biệt là một tổn thương dạng u hay là một u thật sự.

Ví dụ như u mạch máu, các tổn thương được xếp vào dạng u sợi.

  • Nhiều trường hợp rất khó phân biệt là một tổn thương lành tính hay là một sarcom

Ví dụ như u sợi dạng bó ở thành bụng,…

Vì vậy, bảng phân loại sau đây có tính chất đơn giản và thực hành (xem Bảng 30.4). U phần mềm được chia làm ba nhóm:

Bảng 30.4. Phân loại u và tổn thương dạng u của phần mềm

Nguồn gốc tạo mô

Tổn thương dạng u

U lành

U có độ ác thấp

(U ác giáp biên)

U ác

Mô sợi

Bệnh sợi, u sợi

 

U sợi bó

Sarcom sợi

Mô sợi nhầy

 

U nhầy

U ác nhầy

 

Mô bào

Bệnh thực bào mỡ

U mô bào sợi

Sarcom sợi bì lồi

U ác mô bào

Mô mỡ

Nốt hoại tử mỡ

U mỡ

 

Sarcom mỡ

Mô cơ trơn

 

U cơ trơn

 

Sarcom cơ trơn

Mô cơ vân

 

U cơ vân

 

Sarcom cơ vân

Trung mạc

Bọc màng gân khớp

Viêm nốt nhung mao màng khớp

Chuyển sản sụn màng gân khớp

U đại bào màng gân

U trung – biểu mô

 

Sarcom màng khớp Sarcom tế bào sáng của gân cơ, màng cân

U ác trung – biểu mô

Mạch máu

Mô hạt sinh mủ

U mạch máu

 

Sarcom mạch máu

Mạch lympho

Bọc mạch lympho

U mạch lympho

 

Sarcom mạch lympho

Trung mô không biệt hóa

Viêm cơ hóa xương

U trung mô

 

U ác trung mô

Xương sụn ngoài xương

 

U lành sụn

 

Sarcom sụn

Sarcom xương

Mô lympho võng nội mô

 

 

 

Lymphom phần mềm

U tương bào ngoài tủy xương

Mô nâng đỡ dây thần kinh

Nốt thần kinh

U vỏ bao thần kinh

U sợi thần kinh

 

U ác vỏ bao thần kinh

Sarcom sợi thần

kinh

Không rõ

Bệnh đọng vôi

U lành tế bào hạt

 

U ác tế bào hạt

U ác phần mềm dạng nang

U ác đại bào phần mềm

(1) U lành

– U lành, đôi khi hóa ác: u mô bào sợi, u sợi thần kinh nhiều nơi

– U lành, không hóa ác: u lành khác.

(2) U ác giáp biên

(3) U ác

U lành và tổn thương dạng u phần mềm rất hay gặp, u lành gấp 5 – 10 lần u ác. U ác phần mềm hiếm xảy ra, chiếm 1% tổng số các u ác của cơ thể.

U lành hay gặp nhất là u mỡ lành, u lành mạch máu. U và tổn thương dạng u của mô xương sụn xuất hiện và phát triển trong phần mềm, không dính với bộ xương, rất hiếm gặp. U bọc dạng thượng bì rất hay gặp nhưng không phải là u phần mềm. U cơ trơn (lành, ác) rất hiếm gặp ở phần mềm (thường ở nội tạng tử cung, ống tiêu hóa,…). U tế bào hạt (lành, ác), u ác phần mềm dạng nang rất hiếm gặp, nguồn gốc từ tế bào nào chưa rõ, có thể từ tế bào thần kinh, nguyên bào cơ hay phó hạch có chức năng nội tiết.

U nhầy là một u rất hiếm gặp, (thường ở tim) tiến triển chậm bằng cách xâm nhập, không di căn. Cần phải chẩn đoán phân biệt với các tổn thương thoái hóa nhầy, với các u khác có vùng mô nhầy (sarcom cơ vân, u sợi sarcom mỡ,…) là điều hay xảy ra gấp nhiều lần hơn.

Hầu hết các u ác phần mềm ác tính từ lúc xuất hiện, loại thường gặp là u ác mô bào, sarcom sợi, sarcom sợi bì lồi, sarcom cơ vân, sarcom mỡ. U phần mềm ác tính nhất là sarcom cơ vân, u ác trung mô, u ác mô bào, sarcom mạch máu. U ác có tiên lượng tốt nhất là sarcom sợi bì lồi, sarcom sợi,… nhưng tỉ lệ tái phát tại chỗ cao. Sarcom mỡ, sarcom màng khớp, sarcom cơ trơn có độ ác trung gian giữa hai nhóm trên.

U ác có tế bào đa dạng, dị dạng nhất là sarcom cơ vân, u ác mô bào, u ác trung mô, sarcom mỡ biệt hóa kém, sarcom cơ trơn. U ác có tế bào ít dị dạng là sarcom nhầy, sarcom sợi bì lồi, sarcom sợi, sarcom màng khớp. Sarcom sợi nhiều khi rất khó phân biệt với bệnh sợi.

Về lâm sàng, vị trí và tiến triển của u giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán. Ví dụ, u ác mô bào sợi, sarcom sợi và sarcom cơ vân của người trưởng thành hay gặp nhất ở chi dưới. Sarcom màng khớp thường ở phần mềm gần khớp gối trong khi sarcom cơ trơn và sarcom mỡ thường gặp sau phúc mạc.

Nên sinh thiết khi lâm sàng nghi là một u phần mềm, không nên có ý định lấy ngay u trừ khi bảo đảm việc cắt rộng trong mô bình thường cách u 2 cm về mọi mặt và luôn luôn thử giải phẫu bệnh. Không nên gây tê tại chỗ và cẩn thận khi chọc hút, sinh thiết bằng kim,… vì có thể gây sự lan tràn của u.

Trong công tác chẩn đoán giải phẫu bệnh phải lưu ý các điểm sau:

  • Cần được cung cấp đầy đủ dữ kiện lâm sàng, đại thể và mẫu mô phải đủ
  • Mẫu mô nên được chẩn đoán bởi hai bác sĩ giải phẫu bệnh quen với u phần mềm
  • Việc chẩn đoán các u hiếm cần rất thận trọng và được hội chẩn liên khoa giải phẫu bệnh – lâm sàng – hình ảnh học y khoa.

PHÂN GIAI ĐOẠN CÁC U PHẦN MỀM VÀ XỬ TRÍ

Bảng phân giai đoạn được thực hiện bằng việc kết hợp khám lâm sàng, phân tích các hình ảnh X-quang, nhấp nháy đồ, cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ nhân và vi thể.

Bảng 30.5. Phân giai đoạn và cách xử trí các u phần mềm

Giai đoạn

U

Xử trí

1

2

I A I B II A

II  B III A

III  B

U lành, không hóa ác U lành, đôi khi hóa ác

U ác giáp biên, u ác thấp trong khoang U ác giáp biên, u ác thấp ngoài khoang U ác cao, trong khoang

U ác cao, ngoài khoang

U ác, trong khoang, có di căn

 

U ác, ngoài khoang, có di căn

Để yên hoặc cắt trọn u Cắt rộng u

Cắt rộng u

 

Đoạn chi hoặc cắt rộng u

 

Cắt rộng u hoặc đoạn chi + Hóa trị + Xạ trị

Đoạn chi + Hóa trị + Xạ trị

Cắt rộng u, cắt u di căn + Hóa trị

+ Xạ trị

Đoạn chi + Hóa trị + Xạ trị hoặc Điều trị tạm bợ

 

 

 

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Sào Trung (2005). Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược TPHCM, bài Bệnh học tạng và hệ thống, Bệnh xương; và bài Bệnh phần mềm tr.337-383.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
The best
Mới nhất Go to got a lot of the best
Nội tuyến phản hồi
Xem tất cả các bình luận