Gãy xương để lâu có sao không? Biến chứng gãy xương nguy hiểm

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn
Gãy Xương 3

Điều trị và hồi phục sau gãy xương rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sau. Vậy nếu không được thăm khám kịp thời, để gãy xương kéo dài liệu có nguy hiểm không?

Tổng quan về khung xương con người

Bộ xương của người trưởng thành gồm 206 xương, chia thành các nhóm chính như: Hộp sọ, cột sống, xương ngực, xương cánh tay, xương bàn tay, xương chậu – hông, xương chân, và xương bàn chân.

Chức năng chính của khung xương

Khung xương thực hiện vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và các bộ phận khác của cơ thể, tạo nên lớp vỏ cứng chắc bảo vệ toàn bộ các cơ quan bên trong. Ví dụ, khung xương sườn hoạt động như một lá chắn bảo vệ phổi và tim. Xương cũng đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động sống, chẳng hạn như việc thở cần đến sự hỗ trợ của xương sườn.

Ngoài ra, xương giúp cơ thể di chuyển và vận động; nếu thiếu xương, con người không thể đứng vững hay di chuyển được. Xương và cơ bắp phối hợp với nhau để tạo ra các chuyển động linh hoạt của cơ thể.

Gãy Xương 3
Gãy Xương 3

Xương còn đóng vai trò là nơi lưu trữ chất béo và các khoáng chất quan trọng, bao gồm 97% lượng canxi của cơ thể. Khi cơ thể cần, canxi sẽ được giải phóng từ xương và đưa vào máu để cung cấp cho các cơ quan khác. Bên trong xương có tủy, nơi sản sinh tế bào gốc tạo ra hồng cầu và bạch cầu, đóng góp quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu mới.

Tổng quát về quá trình liền xương ở người

Sau khi bị gãy xương, quá trình liền xương thường trải qua ba giai đoạn: giai đoạn viêm, giai đoạn sửa chữa, và giai đoạn tái tạo.

Quá trình này diễn ra như sau:

Sau khi gãy xương, các mô mềm xung quanh khu vực bị gãy sẽ bị tổn thương, hình thành khối máu tụ bao quanh các đầu xương. Tại màng xương và ống tủy xương, các tổ chức hoại tử bắt đầu hình thành, dẫn đến phản ứng viêm với triệu chứng sưng nóng, đỏ đau.

Khi các triệu chứng viêm giảm dần, quá trình sửa chữa bắt đầu. Khối máu tụ sẽ tổ chức hóa và tạo thành một mạng lưới fibrin, sụn, xương và collagen, để hình thành mô xương mới. Trong khi các tế bào tạo cốt bào xây dựng xương mới, hủy cốt bào cũng bắt đầu phá hủy mô xương cũ, quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi ổ gãy phục hồi hoàn toàn.

Giai đoạn tái tạo diễn ra sau quá trình sửa chữa và có thể kéo dài trong nhiều năm, tùy thuộc vào tình trạng ổ gãy. Trong ba tháng đầu, tốc độ tái tạo xương diễn ra rất nhanh, và tiếp tục kéo dài đến khi ổ gãy hoàn toàn hồi phục. Đối với các trường hợp gãy xương đơn giản, cần thực hiện các biện pháp nắn chỉnh để tránh di lệch xương, đồng thời cố định và bất động ổ gãy, kể cả hai khớp trên và dưới ổ gãy. Nếu chỉ cố định bằng bột, việc bất động kéo dài có thể ảnh hưởng đến các khớp xung quanh và kéo dài thời gian liền xương.

Gãy xương để lâu có nguy hiểm không?

Gãy xương không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, các mô bị tổn thương có thể không lành hoặc lành sai vị trí, dẫn đến nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan và để gãy xương lâu mà không điều trị.

Những biến chứng nguy hiểm sau gãy xương

  • Sốc do đau đớn và mất máu: Đây là một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Ví dụ, tổn thương do vỡ xương chậu có thể khiến bệnh nhân mất khoảng 1,5 lít máu, gãy xương đùi có thể mất đến 1 lít máu. Nếu không được chẩn đoán sớm, truyền máu và cố định xương đúng cách, tình trạng sốc do mất máu quá nhiều có thể xảy ra.
Gãy Xương 2
Gãy Xương 2

Tắc mạch máu do mỡ

Xương là nơi dự trữ một lượng lớn mỡ trong cơ thể, vì vậy khi bị gãy, đặc biệt là các xương dài, mỡ từ tủy xương có thể tràn ra, tạo áp lực lên mạch máu và dần ngấm vào máu, gây ra tình trạng tắc mạch.

Gãy Xương 1
Gãy Xương 1

Triệu chứng của tắc mạch do mỡ bao gồm: lơ mơ, vật vã, hôn mê, suy hô hấp, khó thở, thở nhanh và nông, kéo dài kết mạc mắt, xuất huyết dưới da,… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, những biến chứng này có thể dẫn đến suy sụp tuần hoàn và tử vong.

Chèn ép các khoang

Các khoang ở chân và tay chứa mạch máu, dây thần kinh, cơ,… Khi xương bị gãy và các khoang này bị tổn thương, lượng máu chảy ra nhiều sẽ gây tăng áp lực, dẫn đến chèn ép các khoang. Người bị gãy xương có thể cảm thấy vùng gãy sưng to, căng đau liên tục, và không đáp ứng với thuốc giảm đau.

Mạch ngoại vi có thể đập yếu dần và sau đó có thể không bắt được mạch, kèm theo cảm giác tê buốt ở tay chân và hạn chế vận động. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân có thể bị hoại tử chi.

Tổn thương ở các cơ quan nội tạng

Theo ghi nhận, tỷ lệ tử vong do biến chứng ở các cơ quan nội tạng cao hơn nhiều so với chính tình trạng gãy xương. Ví dụ, vỡ xương chậu có thể gây tổn thương đến bàng quang, đứt niệu đạo, vỡ tử cung,… dẫn đến các di chứng như chít hẹp niệu đạo, viêm tấy, rò rỉ nước tiểu,…

Gãy Xương
Gãy Xương

Các đầu nhọn của xương gãy cũng có thể xuyên qua da, biến chấn thương từ gãy kín thành gãy hở. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng và viêm xương.

Xem thêm các kiến thức khác

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
The best
Mới nhất Go to got a lot of the best
Nội tuyến phản hồi
Xem tất cả các bình luận

Chuyên mục

Bài viết liên quan