Chấn Thương Cột Sống Cổ

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn
Chấn Thương Cột Sống Cổ

CƠ CHẾ

  • Gập
  • Nén ép
  • Duỗi.

PHÂN LOẠI

Hai nhóm lớn là chấn thương cột sống cổ cao (C1, C2) và chấn thương cột sống cổ thấp (C3 → C7).

+ Loại I: gãy lún

+ Loại II: gãy nhiều mảnh

+ Loại III: gãy đứt

– Điều trị:

+ Loại I – II: vững: nẹp cổ – áo vòng đầu (3 tháng)

+ Loại III: không vững: áo vòng đầu 3 tháng hoặc phẫu thuật hàn chẩm cổ

word image 1080 1

Hình 11.1. Phẫu thuật hàn chẩm cổ

Chấn thương cột sống cổ cao

Bao gồm gãy xương và trật khớp sọ (C0) với C1 và C1 với C2. Những chấn thương này gồm: gãy chùy sọ (C0), trật khớp C0C1, trật khớp hoặc bán trật C1C2, gãy C1, gãy mấu răng C2, gãy chân cung C2.

Gãy chùy C0: Phân loại

Gãy C1

  • Phân loại:
    • + Gãy cung sau
    • + Gãy 4 mảnh (Jefferson)
    • + Gãy cung trước
    • + Gãy mấu ngang
    • + Gãy khối bên

word image 1080 2

Hình 11.2. Phân loại gãy C1

  • Điều trị:
    • + Từ 2 – 7 mm: áo vòng đầu 3 tháng
    • + Trên 7 mm:
      • Bảo tồn: kéo cổ 4 – 6 tuần, áo vòng đầu 2 tháng
      • Phẫu thuật: ít làm, kéo cổ + hàn C1 – C2 (hoặc C0 – C1)

word image 1080 3

Hình 11.3. Phân loại gãy chân mấu răng theo Anderson và Alonzo

word image 1080 4

Hình 11.4. Di lệch ngang C1 – C2: X + Y

Gãy chân mấu răng

  • Phân loại Anderson và Alonzo
    • + Loại I: gãy chỏm mấu răng
    • + Loại II: gãy chân mấu răng
    • + Loại III: gãy thân C2.
  • Điều trị
    • + Loại I: nẹp cổ 3 tháng
    • + Loại II: phẫu thuật + Bắt ốc mấu răng C2 (Hình 11.6A)
      • Buộc chỉ thép và hàn xương C1 – C2 lối sau (Hình 11.6B)
    • + Loại III: kéo cổ 3 tuần, nẹp cổ cứng hoặc áo vòng đầu đủ 03 tháng

word image 1080 5

Hình 11.6. Bắt ốc mấu răng C2 (A), buộc chỉ thép và hàn xương C1 – C2 lối sau (B)

Gãy chân cung C2 (Hangman’s fracture: gãy người treo cổ)

  • – Phân loại (Hình 11.7)
    • + Loại I: gãy không di lệch < 3 mm
    • + Loại II: gãy – di lệch > 3 mm
    • + Loại III: gãy – trật khớp C2 – C3.

word image 1080 6

Hình 11.7. Phân loại gãy chân cung C2

word image 1080 7

 Hình 11.8. Phẫu thuật xuyên đinh khối mấu khớp C2

  • Điều trị
    • + Loại I: nẹp cổ – áo vòng đầu 3 tháng
    • + Loại II – loại III: bảo tồn: kéo – nẹp cổ, áo vòng đầu
  • Phẫu thuật: xuyên đinh khối mấu khớp C2 (Hình 11.8)

Chấn thương cột sống cổ thấp

  • Phân loại:
    • + Tổn thương cột sau
      • Gãy: mấu gai, bản sống, mấu ngang (Hình 11.12)
      • Tổn thương dây chằng: (Hình 11.9)
      • Gãy duỗi với tổn thương thần kinh (Hình 11.15)
    • + Tổn thương mấu khớp
      • Gãy 1 mấu khớp hay 1 chân cung
      • Trật 1 mấu khớp (Hình 11.13)
      • Trật 2 mấu khớp
    • + Tổn thương cột trước
      • Gãy lún
      • Gãy lún với tổn thương dây chằng phía sau
      • Tổn thương đĩa – dây chằng
      • Gãy giọt lệ ngửa (mảnh gãy thân đốt)
      • Chấn thương trượt ra sau (Hình 11.14)
      • Gãy nhiều mảnh vững (Hình 11.6A)
      • Gãy nhiều mảnh không vững (Hình 11.6B)
      • Gãy giọt lệ gập.

word image 1080 8

word image 1080 9

word image 1080 10

 

word image 1080 11

word image 1080 12

word image 1080 13

word image 1080 14

  • Điều trị:
    • + Mục tiêu:
      • Bảo vệ chống chấn thương thêm: sơ cứu đúng
      • Nắn và cố định
      • Giải ép khi có chèn ép và giữ vững lâu dài.
    • + Nguyên tắc:
      • Hồi sức
      • Nhận định và phân loại tổn thương
      • Đánh giá vững – không vững
      • Nắn sớm nếu có thể
      • Điều trị tổn thương
        • Bảo tồn
        • Phẫu thuật: giải ép – ghép xương – cố định.
    • + Điều trị cụ thể: đánh giá sự không vững khi lớn hơn 5 điểm.

TIÊU CHUẨN WHITE VÀ PANZABI

Xem thêm tiêu chuẩn White-Panjabi: White-Panjabi classification – WebNeurosurg

word image 1080 15

Điều trị gãy vững C3 – C7: nẹp cổ cứng 6 – 8 tuần (Hình 11.7)

X-quang sau mang nẹp và mỗi 2 tuần cho đến khi lành xương (6 – 8 tuần)

Các loại gãy vững thông thường:

  • Tiêu chuẩn không vững White và Panzabi dưới 5 điểm
  • Gãy lún
  • Gãy bong nơi bám dây dọc trước
  • Gãy giọt lệ duỗi
  • Bong gân nhẹ
  • Tổn thương đơn độc các thành phần sau

Điều trị gãy không vững:

  • Không vững không chèn ép:
    • + Hàn xương phía sau + dụng cụ kết hợp xương lối sau (Hình 11.18)
    • + Hoặc ghép xương liên thân đốt + nẹp ốc lối trước (Hình 11.19)
  • Không vững có chèn ép tủy:
    • + Giải ép + Ghép xương liên thân đốt + nẹp ốc lối trước (Hình 11.20)

word image 1080 16 word image 1080 17

Hình 11.17. Nẹp cổ cứng Hình 11.18. Nẹp ép chỉ thép phía sau và hàn sau

word image 1080 18

Hình 11.19. Giải ép – ghép xương phía trước

word image 1080 19

Hình 11.20. Nẹp ốc lối trước

 

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Quang Long (2005). Bộ môn Chấn thương – Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đại học Y dược TPHCM, Gãy xương cột sống lưng – thắt lưng, Bài giảng bệnh học Chấn thương– Chỉnh hình và Phục hồi chức năng. NXB Y học
  2. Campbell’s operative orthopaedics, 11th edition,Vol. 2, 2008: Imjuries to the lower cervical spine (C3 – C7) Goerce Wood II, pp.1797–1809.
  3. Chapman’s orthopeadic surgery, 3rd edition, chapter 139, Vol. 4, Fractures and disclocations of the cervical spine from C3 to C7. Michael J. Goebel, Charles Carroll, Paul C. Mcafee, 3693–3712.
  4. Skeletal trauma 2nd edition, Vol. 1, 1998. Lower cervical spine imjuries, Paul A. Anderson, 895-945.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
The best
Mới nhất Go to got a lot of the best
Nội tuyến phản hồi
Xem tất cả các bình luận

Chuyên mục

Bài viết liên quan