Phục Hồi Chức Năng Bệnh Nhân Cụt Chi

PGS.TS.BS Võ Thành Toàn
U hạt tophi

ĐẠI CƯƠNG 

Phục hồi chức năng bệnh nhân cắt cụt được chia thành hai giai đoạn tập luyện: trước và trong khi dùng chi giả. Điều cần thiết là thầy thuốc phải đề cập đến mọi khía cạnh của chương trình tập luyện hướng tới các mục tiêu hoạt động mà các mục tiêu này được bệnh nhân xây dựng lên cùng với sự hỗ trợ của nhóm kỹ thuật viên phục hồi. Công việc này nhằm giáo dục bệnh nhân biết các mục đích của bài tập và các hoạt động, giúp động viên bệnh nhân cố gắng luyện tập. Di chuyển mới chỉ là một mục tiêu trong các mục tiêu chức năng vì còn luyện tập dáng đi,…

LƯỢNG GIÁ BỆNH NHÂN BỊ CẮT CỤT CHI

Lượng giá là một quá trình liên tục, đánh giá tình trạng thể chất và chức năng của bệnh nhân. Lượng giá để xem bệnh nhân có thích hợp để tập luyện dùng chi giả hay không và mục tiêu cuối cùng sẽ đạt được. Để lượng giá chính xác cần phải biết thu thập các dữ liệu đầy đủ như các bước dưới đây:

Thu thập các dữ liệu

Thu thập thông tin

  • Ngày và nguyên nhân của việc thực hiện các thủ thuật cắt cụt ( kể những lần mổ sửa mỏm cụt )
  • Loại cắt cụt ( mức độ, độ dài còn lại của chi )

Hình 1

  • Tình trạng sức khỏe chung, các thuốc đã và đang dùng
  • Tuổi bệnh nhận
  • Tiền sử bệnh

Những đánh giá chủ quan:

  • Cảm xúc của bệnh nhân

Sự chịu đựng nỗi mất mát

Tình trạng cảm xúc của bệnh nhân

  • Cách sống trước khi bị cụt chỉ

Trình độ hiểu biết và nghề nghiệp của bệnh nhân

Sự chăm sóc hỗ trọ của gia đình

Lần lắp chi giả đầu tiên

Đã dùng các loại chi giả nào?

  • Khi ra viện

Bệnh nhân sống ở đâu

Bạn bè thân nhân giúp đỡ gì cho bệnh nhân?

Chỗ ở, chỗ làm việc có phù hợp cho bệnh nhân bị cụt không?

Khả năng mua chi giả và thay chi giả

Lượng giá về thể chất

  • Tình trạng da mỏm cụt

Vị trí kích thước vùng da bị cọ sát, trầy xước, có nhiễm trùng không?

Tình trạng vị trí sẹo mờ

Bảng 19.1. Lượng giá bệnh nhân cụt chi

Mục tiêu Cần lưu ý Nội dung phục hồi 
Lắp chi giả

 Chăm sóc da

Chống phù nề

Chống co rút mỏm cụt

Giới hạn tầm vận động khớp

Chăm sóc vết mổ: gác chân cao. Phòng chống khớp ở tư thế xấu (gấp gối, gấp háng )

Băng mỏm cụt đúng cách

Di động sẹo ( day sẹo ) tránh dính

Kéo dăn và vận động khớp

Sự chịu đựng của mỏm cụt

Chăm sóc da

Chống phù nề

Giảm đau

Tăng khả năng chịu đựng mỏm cụt với lực ép

Chườm nóng hoặc lạnh

Chuẩn bị cho tập luyện dáng đi và hoạt động chức năng

Yếu cơ

Sức bền kém

Giữ thăng bằng

Tập gồng cơ cho khỏe

Tập luyện tăng hoạt động hệ tim mạch ( thở, ngồi dậy, ưỡn lưng, nâng ngực, nâng mông,..)

Tập thăng bằng khi ngồi và đứng

Hoạt động không có chi giả

Vận động khớp

Vận động tại giường Di chuyển

Tập với các dụng cụ trợ giúp hay xe lăn Tập các vận động chức năng đặc thù
  • Tình trạng da bệnh chi lành

TẬP LUYỆN TRƯỚC DÙNG CHI GIẢ

Trọng tâm là chuẩn bị cho bệnh nhân lắp và tập với chi giả. Huấn luyện cho bệnh nhân độc lập tối đa khi không có chi giả.

TẬP SỬ DỤNG CHI GIẢ

Tập cho bệnh nhân biết bảo quản và sử dụng chi giả trong các hoạt động chức năng và dáng đi kể cả trong môi trường làm việc lao động, chuẩn bị cho việc hội nhập xã hội. Tập để bệnh nhân có sức chịu đựng để mang được chi giả trong thời gian dài, nếu bệnh nhân không thể thực hiện được một mục tiêu chức năng nào đó mà không có sự trợ giúp thì hãy giúp đỡ ở mức tối thiểu để họ đạt được sự độc lập tối đa.

Mục tiêu Cần chú ý Nội dung phục hồi
Lắp chi giả

Dáng đi lệch

Lợi và bất lợi lắp chi giả

Hạn chế vận động khớp

Giới thiệu hậu quả của dáng đi lệch của bệnh nhân bị cụt chi

Đi/tháo tất

Làm việc có mang chi giả và luân phiên không mang Kéo dãn và vận động khớp

Sự chịu đựng của chi giả

Khả năng chịu đựng của da

Đau do chi giả

Tăng thời gian mang chi giả – Chăm sóc da

 

Hỏi bác sĩ, kỹ thuật viên PHCN và sản xuất chi giả

Sử dụng và bảo quản chi giả

Lắp chi giả Thăng bằng

Chỉ dẫn cách tháo/lắp chi giả Cách bảo quản chi giả

Giữ thăng bằng khi ngồi và đứng không mang chi giả

Luyện dáng đi Chưa đủ sức mạnh Tiếp tục tập gồng cơ
Hạn chế sức bền

Tập tăng sức bền hệ tim mạch – sức khỏe chung

Tăng khoảng cách và tốc độ bước đi

Thăng bằng 

Giữ thăng bằng khi ngồi, đứng có mang chi giả.

Tăng cường bước đi với giảm dần trợ giúp

Dáng đi bị lệch

Giảng về hậu quả dáng đi xấu

Sử dụng các loại dụng cụ trợ giúp ở nhà. Theo dõi độ dài bước đi và tốc độ đi

Đi trên mặt phẳng Đánh giá bước đi dài nhất
Đi trên đường gồ ghề Tập đi lên cầu thang, đường gồ ghề, lên dốc
Hoạt động chức năng có mang chi giả

Di chuyển

Di chuyển đồ vật Hoạt động sinh hoạt

Hoạt động xã hội giải trí

Những trở ngại tại nhà

Tập nâng lên, đặt xuống, lấy ra bỏ vào vật từ sàn nhà

Tập mang vác, đẩy, kéo đồ vật – có thể dùng dụng cụ trợ giúp

Tập mặc quần áo, chải tóc Tùy thuộc ý thích bệnh nhân

Lượng giá công việc gia đình, giúp đỡ cải thiện sinh hoạt

Đề xuất cung cấp dụng cụ trợ giúp nếu cần

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bệnh nhân bị cắt cụt cần tập luyện hàng ngày trong thời gian tương đối dài (3 giờ sử dụng chi giả). Có thể tổ chức thành nhóm tập luyện về: tập gồng mạnh cơ, tập kéo dãn, luyện dáng đi và các hoạt động chức năng.

Hướng dẫn cho bệnh nhân chăm sóc da và mang chi giả và theo dõi tình trạng chịu đựng của da. Một tuần cần khám một lần. Bệnh nhân tự theo dõi sự tiến bộ và ghi vào phiếu theo dõi thời gian mang chi giả và tình trạng mỏm cụt.

Trung tâm phục hồi chức năng, cán bộ kỹ thuật viên phục hồi chức năng ở địa phương giúp đỡ bệnh nhân trong việc tập tại nhà và chăm sóc da, băng mỏm cụt, và tập luyện phục hồi di chuyển và chức năng.

KỸ THUẬT TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI CỤT MANG CHI GIẢ

Các động tác tập thăng bằng và dáng đi

Đứng giữa xà kép ( thanh song song ) với 2 bàn chân cách nhau 12m 

  • Giữ tư thế đúng, chuyển sức nặng từ chân nọ sang chân kia, nhưng hai bàn chân không nhấc khỏi mặt đất.
  • Không gấp gối bên lành
  • Chuyển sức nặng bằng cử động khớp háng
  • Hai vai và xương chậu giữ ở vị trí ngang.

Đứng trước gương, tập giữa xà kép

  • Đặt hai tay trên xà kép hai bên thân mình
  • Luân phiên gấp nhẹ hông bên lành và chân giả – nhấc gót khỏi nền thử lấy thăng bằng trên chân giả bằng cách nắm và buông tay trên xà kép. Khi mất thăng bằng cố lấy lại thăng bằng.

Tập dáng đi tới ( đứng trước gương giữa xà kép )

  • Bước chân giả một bước ngắn về phía trước chân lành.
  • Giữ nguyên chân giả ở điểm này, bước chân lành về phía trước. Bàn chân lành nên bước qua sát bàn chân giả nhằm chuyển sức nặng trực tiếp trên chân giả.

Chịu sức nặng trên chân lành, bước tới lui nhịp nhàng với chân giả

Giữ chân giả ở một chỗ, chịu lực, bước tới bước lui với chân lành và luân phiên giữa chân già và chân lành chịu lực

Tập đi ngang về phía chân bình thường

  • Đứng trên chân giả
  • Dạng chân lành
  • Dịch chuyển sức nặng cơ thể lên chân lành
  • Khép chân giả đặt bàn chân kề bên bàn chân lành
  • Lặp lại nhiều lần.

Đi ngang về phía chân giả

  • Đứng trên chân bình thường
  • Dạng chân giả
  • Di chuyển sức nặng thân thể đến chân giả
  • Khép chân bình thường
  • Lặp đi lại nhiều lần.

Đứng dậy khỏi ghế

  • Đặt bàn chân lành ở phía sau chân giả
  • Cúi mình xuống
  • Dùng chân giả để lấy thăng bằng và đứng dậy với phần lớn sức nặng cơ thể trên chân bình thường, đồng thời duỗi đầu gối chân giả.

Ngồi xuống trên ghế

  • Đi tới gần ghế
  • Di chuyển sức nặng cơ thể lên chân lành
  • Xoay bàn chân lành đến khi lưng quay vào ghế đặt chân giả cạnh chân lành
  • Hơi gập đầu gối chân giả lại
  • Ngồi xuống từ từ.

Đây là những kỹ thuật cơ bản người cụt chi cần tập luyện để có thể đi di chuyển.

Ở mức độ cao hơn người cụt chi còn phải tập cách tự phòng ngừa té, ngồi xuống đứng lên từ sàn nhà, tập lên dốc, xuống dốc, đi lên xuống cầu thang và nhặt đồ vật hoặc bước qua một vật cản.

Ngoài ra, hàng ngày người cụt chi còn phải biết băng mỏm cụt để lắp chi giả.

Kỹ Thuật Băng Mỏm Cụt Dưới Gối [1]
Hình 19.2.Kỹ Thuật Băng Mỏm Cụt Dưới Gối [1]
Kỹ Thuật Băng Mỏm Cụt Trên Gối [1]
Hình 19.3.Kỹ Thuật Băng Mỏm Cụt Trên Gối [1]

TÓM TẮT

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân cụt chi được chia thành hai giai đoạn là tập luyện trước lắp chi giả và phục hồi chức năng sau lắp chi giả. Mục tiêu của phục hồi nhằm giúp bệnh nhân di chuyển, luyện tập dáng đi và phục hồi chức năng.

Trước khi lập chương trình phục hồi cần lượng giá bệnh nhân bị cụt chi để lượng giá xem bệnh nhân có thích hợp với tập luyện dùng chi giả hay không? Cần thu thập các dữ liệu thông tin về bệnh nhân một cách đầy đủ tỉ mỉ và đánh giá về thể chất của mỏm cụt, loại mỏm cụt, tình trạng da sẹo mổ sức khỏe, các loại chi giả đã dùng.

Việc tập luyện trước khi dùng chi giả cần chú ý tới việc chăm sóc da chống phù nề, chống co rút khớp gần mỏm cụt, tầm vận động khớp, sức bền cơ thể. Cần tập gồng cơ cho khỏe, băng bó mỏm cụt đúng cách cho mỏm cụt có hình thon đúng quy cách, day sẹo tránh dính, tập vận động khớp có tầm hoạt động tối đa, tập thể lực, tập thăng bằng khi ngồi và đứng,… tránh đau khi đã sử dụng chi giả, tập dáng đi, tập lắp chi giả, tập thăng bằng, tập di chuyển, tập sinh hoạt và hoạt động giải trí, tập di chuyển sức nặng chân nọ sang chân kia, tập giữa xà kép, tập đi tới, tập đi ngang, tập đứng dậy khỏi ghế, tập ngồi xuống ghế, phải biết tập băng mỏm cụt dưới gối hoặc trên gối đúng quy cách và tập các tư thế khó như phòng té, tập ngồi xuống đứng lên từ sàn nhà, tập lên dốc xuống dốc, lên xuống cầu thang, nhặt đồ vật hoặc bước qua vật cản.

Phải tập luyện hàng ngày kiên trì trong nhiều giờ nhiều ngày mới có thể phục hồi di chuyển và sinh hoạt cộng đồng được. Các thầy thuốc phục hồi và kỹ thuật viên giúp đỡ bệnh nhân, nhưng vai trò kiên trì chịu khó tập luyện của bệnh nhân là quyết định việc thành công.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Quang Long (2005). Bộ môn Chấn thương – Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đại học Y Dược TPHCM, Phục hồi chức năng bệnh nhân cụt chi, Bài giảng bệnh học Chấn thương – Chỉnh hình và Phục hồi chức năng.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
The best
Mới nhất Go to got a lot of the best
Nội tuyến phản hồi
Xem tất cả các bình luận